top of page

Góc nhìn từ tổ chức về Leadership & Executive Coaching

Qua khảo sát nhanh trong sự kiện LEADERSHIP & EXECUTIVE COACHING do Coach For Life tổ chức diễn ra vào ngày 21/7 vừa qua, hầu hết người tham gia đều công nhận là khai vấn đóng vai trò quan trọng hoặc rất quan trọng trong tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có đến 44% các doanh nghiệp, tổ chức chưa triển khai các chương trình khai vấn hoặc là đào tạo về kỹ năng khai vấn.


Thách thức với các lãnh đạo hiện nay không phải là từ việc làm thế nào để chạy đủ KPI hay đưa ra được giải pháp cho công việc, mà là làm thế nào để có thể tập trung được đội ngũ người tài giỏi để cùng đưa con thuyền tổ chức ra khơi một cách nhanh hơn và mạnh hơn.

Tầm quan trọng của khai vấn đối với tổ chức và doanh nghiệp

Xu hướng leadership và executive coach vẫn đang tăng, bởi vì nhu cầu đang tăng lên. Những người trẻ thông minh, có chuyên môn cao nên sớm được bổ nhiệm lên vị trí quản lý. Tuy nhiên họ lại chưa được học những kỹ năng liên quan đến việc làm việc với con người, truyền cảm hứng cho người khác. Vì thế nên, họ cần leadership coaching.


Trước đây, doanh nghiệp có rất nhiều lớp, và đi qua từng lớp thì các lãnh đạo sẽ học được thêm nhiều bài học. Giờ đây các doanh nghiệp có ít lớp hơn. Vì thế những bài học mà họ có được trên hành trình lên vị trí lãnh đạo cũng sẽ ít hơn. Hơn nữa, khi ở vị trí cao nhất, họ không có thời gian để tham gia những khóa học họ cần. Những bài học đến với họ từ ai đó, có thể là từ chính người executive coach. Bạn cũng có thể nghe đến cụm từ “lonely top”. Tức là những người lãnh đạo thường rất cô đơn ở vị trí cao. Họ có thể có những cái không biết rõ, nhưng không biết nói cùng ai. Họ không muốn nói với với những người ở ngay trên mình, hoặc là những người ở cấp dưới mình. Executive coach chính là người phù hợp nhất để họ có thể chia sẻ cùng.

Lý do thúc đẩy các tổ chức triển khai chương trình khai vấn dành cho lãnh đạo cấp cao trong tổ chức

Dựa trên kinh nghiệm làm việc với các quản lý, lãnh đạo của coach Quách Hương trong hơn bốn năm, trước đây các công ty đa quốc gia hoặc có yếu tố nước ngoài mới có chương trình coach theo quy mô lớn cho đội ngũ quản lý, lãnh đạo của họ. Mặc dù lãnh đạo rất cô đơn và có nhiều nhu cầu được chăm sóc nhưng họ thường không chủ động đi tìm kiếm coach mà theo các chương trình do tổ chức của họ thiết kế. Tuy nhiên, trong khoảng hai năm gần đây đã có sự dịch chuyển rõ ràng, mạnh mẽ. Các công ty, tập đoàn của Việt Nam rất mong muốn có một chương trình để để nâng tầm lãnh đạo của họ lên. Nhóm các lãnh đạo gen Y - chủ yếu là lãnh đạo của các startup - đã chủ động đi tìm coach. Họ là người có tư duy rất mở, khát khao phát triển bản thân và cái họ cần là họ muốn vừa được coach, vừa được mentor.


Một trong những lý do họ sử dụng chương trình coaching cho lãnh đạo là nâng tầm nhóm lãnh đạo để thích ứng. Thêm nữa, đặc biệt là trong trong giai đoạn COVID-19, các tập đoàn của Việt Nam có xu hướng muốn xây dựng văn hóa lãnh đạo ở trong tổ chức. Các lãnh đạo rất giỏi về chuyên môn, nhưng lại thiếu kỹ năng làm việc với con người và bây giờ là lúc họ bắt đầu nhận ra rằng lãnh đạo cần phải làm người truyền cảm hứng, dẫn dắt con người.


Một lý do nữa là các tập đoàn nhận thấy rằng họ cũng cần phải chăm sóc lãnh đạo của họ và muốn đưa coaching vào để kích thích quá trình liên tục học hỏi, cởi mở, học hỏi và làm gương của lãnh đạo. Sẽ rất là mạnh mẽ khi nhân viên ở dưới nhìn thấy lãnh đạo ở cấp rất cao của tổ chức cởi mở nói rằng anh ấy cũng có coach, đang trong quá trình được coach, và cần phản hồi của mọi người về những khía cạnh anh có thể làm tốt hơn. Với các điều hành cấp cao thì quá trình coaching được cá nhân hóa rất cao, giống như là "may đo" riêng. Mỗi quản lý sẽ có những nhu cầu khác nhau, mặc dù làm cho nhiều lãnh đạo cùng lúc nhưng quá trình coach sẽ dựa theo nhu cầu thực tế của những cá nhân lãnh đạo đó trong tổ chức.


Khi lãnh đạo cần được sửa chữa về hành vi lãnh đạo chưa hiệu quả hoặc chưa thích hợp với vai trò, văn hóa của tổ chức, họ sẽ cần chương trình khai vấn cho lãnh đạo cá nhân chứ không phải ồ ạt cho tất cả mọi người.


Chương trình executive coaching sẽ khai vấn gì và khai vấn như thế nào?

Thứ nhất là cho kỹ năng. Thứ hai là cho hiệu quả công việc. Thứ ba là cho sự phát triển. Và thứ tư là quá trình chuyển hóa, chuyển đổi. Trong leadership coaching, lãnh đạo thường mang tới những vấn đề rất phức tạp. Càng ngày, việc coach cho lãnh đạo thì sẽ chuyển từ việc không tập trung quá nhiều vào giúp họ giải quyết vấn đề gì đó, mà là giúp họ phát triển kỹ năng, giúp họ chuyển hóa và phát triển. Tức là họ nâng cao được cái năng lực, nâng cao được tầm nhận thức của mình, nhìn thế giới một cách khác đi. Khi nhìn thế giới một cách khác đi, họ sẽ nhìn được nhiều thứ khác hơn nữa.

Người làm coach giống như một tấm gương. Khi người lãnh đạo nhìn vào đấy, họ sẽ nhìn thấy sự thật. Và vai trò của người coach cũng là giữ sự đồng nhất giữa ý định, giá trị mà họ trân trọng và hành vi của họ. Khi có sự chênh lệch giữa giữa ba điều này, đấy là lúc người lãnh đạo có thể học hỏi, và người coach cũng là người mà có thể nói cho lãnh đạo sự thật mà nhân viên của họ không thể nói cho họ biết.


Xem lại video chia sẻ của các diễn giả về Góc nhìn từ tổ chức về Excecutive Coaching tại đây.


Trong sự kiện, diễn giả Coach Hermann và Coach Quách Hương còn chia sẻ góc nhìn từ nhà lãnh đạo về Leadership & Executive Coaching và những yếu tố để trở thành Leadership Coach. Coach For Life sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn trong các bài viết tiếp theo.


25 lượt xem

Comments


bottom of page