top of page

Tự Nhận Thức Bản Thân Là Gì? 5 Phương Pháp Giúp Nhà Lãnh Đạo Khám Phá Chính Mình

Đã cập nhật: 28 thg 12, 2023

Sức mạnh của một nhà lãnh đạo không chỉ đến từ sự kiểm soát hay khả năng đưa ra quyết định, mà còn từ sự hiểu biết sâu sắc về chính bản thân. Tự nhận thức bản thân là nguồn động lực mạnh mẽ giúp một nhà lãnh đạo vượt qua những thách thức khó khăn và khai phá tiềm năng bên trong mình. 


Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tự nhận thức bản thân, sức mạnh đằng sau nó và những chiến lược cụ thể để phát triển khả năng này.


Mục lục


Ebook Executive Coaching: Khai vấn lãnh đạo cấp điều hành


Khả năng tự nhận thức bản thân (self-awareness) là gì?


Khả năng tự nhận thức bản thân (self-awareness) là khả năng nhìn nhận và hiểu rõ chính mình, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, động lực và cảm xúc của bản thân. Cụ thể, người có khả năng tự nhận thức cao sẽ:

  • Nhận biết rõ năng lực, sở trường và giới hạn của bản thân

  • Hiểu rõ động lực, ham muốn, mục đích và giá trị sống của mình

  • Nhận diện chính xác cảm xúc của bản thân trong từng hoàn cảnh

  • Có nhận thức đúng đắn về cách người khác nhìn nhận về mình

  • Biết cách điều chỉnh hành vi để phù hợp với bản thân và môi trường


Nói cách khác, khả năng tự nhận thức là việc một cá nhân hiểu rõ và chấp nhận toàn bộ con người thật của mình, từ đó có thể tự điều chỉnh để phát huy tối đa năng lực họ đang có.



khái niệm tự nhận thức bản thân
Tự nhận thức bản thân là gì?

Ý nghĩa của việc tự nhận thức trong nghệ thuật lãnh đạo 


Dưới góc độ quản trị và lãnh đạo, sự tự nhận thức (self-awareness in leadership) lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, vì nó giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ về nhân cách, hành vi, động cơ bên trong bản thân, cũng như cách chúng ảnh hưởng thế nào đến phong cách lãnh đạo của họ.


Ngoài ra, Dan Tyre - Giám đốc tiếp thị của HubSpot, cũng chia sẻ: "Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tự nhận thức bản thân có nghĩa là bạn ý thức được những đâu là điều mình làm tốt, đâu là điều mình cần phát triển và đâu là việc mình nên uỷ thác cho người khác."


Điều này đồng nghĩa với việc năng lực tự nhận thức giúp nhà lãnh đạo hiểu rằng: hoàn toàn ổn khi mình chỉ xuất sắc ở một số khía cạnh và vẫn cần sự hỗ trợ ở những khía cạnh khác. Đây cũng là sự chân thật giúp nhà lãnh đạo xây dựng được lòng tin và mối quan hệ sâu sắc với đồng nghiệp và cấp dưới.


Tóm lại, sự tự nhận thức bản thân mang lại cho nhà lãnh đạo những lợi ích sau:

  • Tạo dựng niềm tin với đội ngũ:  Như đã nhắc ở phía trên, đội ngũ nhân viên có xu hướng tin tưởng hơn vào những nhà lãnh đạo chân thật về cả ưu điểm và khuyết điểm của họ. Điều này giúp họ xây dựng lòng tin với nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.

  • Cải thiện khả năng ra quyết định: Khi nhà lãnh đạo nhận thức được mục tiêu cá nhân và đánh giá tính phù hợp của nó với mục tiêu chung của công ty, họ sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn. Điều này giúp các quyết định của nhà lãnh đạo phù hợp với giá trị bản thân đồng thời hài hòa với chiến lược chung của tổ chức. Từ đó, các chiến lược và kế hoạch hành động sẽ trở nên rõ ràng và thiết thực hơn.

  • Cải thiện khả năng quản lý căng thẳng: Sự tự nhận thức bản thân giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ về áp lực và thách thức mình đang đối mặt, cũng như giới hạn của bản thân. Từ đó, họ tránh đặt ra những mục tiêu quá sức để giảm thiểu căng thẳng, bất an và lo lắng. Ngoài ra, họ có năng lực quản lý cảm xúc và giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả, hiểu mình cần làm gì và duy trì tinh thần lạc quan và tích cực. Điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng cá nhân mà còn giúp nhà lãnh đạo duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất vững vàng, nâng cao khả năng tự phục hồi.


5 phương pháp giúp nhà lãnh đạo nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân


Tự nhận thức bản thân là một quá trình liên tục, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực. Dưới đây là một số phương pháp để nhà lãnh đạo có thể tự nhận thức bản thân tốt hơn:


5 phương pháp giúp nhà lãnh đạo nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân
5 phương pháp giúp nhà lãnh đạo nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân


1/ Tìm kiếm phản hồi từ người khác 


Các nhà lãnh đạo xuất sắc không chỉ lắng nghe phản hồi mà còn hành động dựa trên nó. Họ sử dụng phản hồi để nhận ra những điểm cần cải thiện mà bình thường bản thân khó nhận thấy. Tiếp nhận phản hồi cũng chính là sự học tập và phát triển không ngừng để nâng cao khả năng tự nhận thức và năng lực lãnh đạo


Có nhiều cách để nhận được phản hồi từ người khác, bao gồm:

  • Trao đổi trực tiếp: Hãy hỏi bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, hoặc người cố vấn về ý kiến của họ về bạn.

  • Tham gia các cuộc khảo sát hoặc đánh giá: Nhiều công ty và tổ chức cung cấp các cuộc khảo sát hoặc đánh giá để giúp nhân viên nhận được phản hồi từ đồng nghiệp và quản lý.

  • Lắng nghe phản hồi gián tiếp: Hãy chú ý đến phản hồi gián tiếp, chẳng hạn như lời nói, hành vi, hoặc thái độ của người khác đối với bạn.


Khi tìm kiếm phản hồi từ người khác, nhà lãnh đạo nên lưu ý những điều sau:

  • Hãy cụ thể về những gì bạn muốn được phản hồi. Ví dụ, bạn có thể hỏi đồng nghiệp của mình về khả năng giao tiếp của bạn trong các cuộc họp hoặc sếp của bạn về cách bạn có thể cải thiện hiệu suất công việc của mình.

  • Lắng nghe phản hồi một cách cởi mở và trung thực. Đừng phản ứng phòng thủ hoặc bác bỏ phản hồi. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu ý nghĩa của phản hồi và cách bạn có thể sử dụng nó để cải thiện bản thân.


​2/ Đặt câu hỏi về “Điều gì" thay vì “Tại sao"


Cách chúng ta đặt câu hỏi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh. Việc đặt câu hỏi bắt đầu bắt đầu với "Tại sao" khiến chúng ta không ngừng tìm kiếm những lý do hoặc lời giải thích. Điều này có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và sự tự hoài nghi về bản thân (self-doubt).


  • Ví dụ, nếu không nhận được đánh giá tích cực về công việc của mình, nhà lãnh đạo có xu hướng tự hỏi: "Tại sao tôi lại yếu kém đến vậy?" Câu hỏi này có thể khiến họ cảm thấy thất vọng, tự ti, và bắt đầu nghĩ rằng mình không đủ giỏi hoặc không xứng đáng với công việc này.


Ngược lại, khi chúng ta đặt câu hỏi với "Điều gì...", chúng ta tập trung vào thực tế và tìm hiểu bức tranh toàn cảnh. Thay vì tự trách mình, chúng ta tìm ra những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tình huống. Điều này giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

  • Ví dụ, khi một dự án bị chậm tiến độ, thay vì tự hỏi "Tại sao tôi lại quản lý dự án tệ đến thế?", hãy tự hỏi "Điều gì đã làm chậm tiến độ dự án và tôi cần làm gì để khắc phục?". Cách tiếp cận này mang tính xây dựng hơn, tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay vì đổ lỗi cho bản thân, và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động để cải thiện.


Dưới đây là một số ví dụ khác về cách nhà lãnh đạo có thể sử dụng câu hỏi "điều gì" để cải thiện khả năng tự nhận thức:

  • ❌Thay vì: "Tại sao tôi không được thăng chức"

  • ✔️Hãy hỏi: "Điều gì có thể giúp tôi nâng cao cơ hội thăng tiến của mình?"

  • ❌Thay vì: "Tại sao tôi và nhân viên luôn bất đồng quan điểm?"

  • ✔️Hãy hỏi: "Điều gì đang gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của tôi và nhân viên?"

  • Hãy cụ thể. Thay vì hỏi "Tôi có thể làm gì để cải thiện?", hãy hỏi "Điều gì có thể giúp tôi cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình?"

  • Hãy thực tế. Thay vì hỏi "Tôi có thể làm gì để trở thành một người hoàn hảo?", hãy hỏi "Tôi có thể làm những điều gì để cải thiện điểm yếu của mình?"

  • Hãy tích cực. Thay vì hỏi "Tôi có thể làm gì để không mắc sai lầm?", hãy hỏi "Tôi có thể làm những điều gì để rút kinh nghiệm sau sai lầm này?"


Hãy nhớ rằng, việc đặt câu hỏi đúng là vô cùng quan trọng đối với việc nhận thức bản thân, vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và những lĩnh vực cần cải thiện thay vì loay hoay với suy nghĩ và sự trỉ trích chính mình.


3/ Ghi chú hằng ngày về cảm xúc và trải nghiệm 

Ghi chú hằng ngày về cảm xúc và trải nghiệm là một cách hiệu quả để nhà lãnh đạo duy trì và nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân. Phương pháp này có thể giúp nhà lãnh đạo:

  • Nhận biết cảm xúc của mình một cách rõ ràng và chính xác.

  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc của họ.

  • Hiểu rõ hơn về bản thân và những gì thúc đẩy họ.

  • Bắt tay vào xây dựng các mục tiêu phát triển cá nhân.


Nhà lãnh đạo có thể thực hiện việc này với các bước như sau:

Bước 1: Xác định thời gian cố định: 

Chọn một thời điểm cố định trong ngày để ghi chú về cảm xúc và trải nghiệm cá nhân (có thể là cuối ngày làm việc, khi thức dậy buổi sáng, hoặc bất kỳ khoảnh khắc nào nhà lãnh đạo cảm thấy thoải mái nhất…)


Bước 2: Chuẩn bị một cuốn nhật ký hoặc ứng dụng ghi chú: 

Sử dụng một cuốn nhật ký hoặc ứng dụng ghi chú để ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Việc này giúp nhà lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc quản lý thông tin và đọc lại để đánh giá khi cần thiết. 


Bước 3: Ghi lại cảm xúc và suy nghĩ: 

Ghi chú cụ thể về cảm xúc đã/đang trải qua trong ngày. Hãy mô tả chúng một cách chi tiết và thực sự cảm nhận nó như thế nào. Điều này giúp phân tích và hiểu rõ nguyên nhân của cảm xúc.

Ví dụ:

  • Cảm xúc: Buồn, thất vọng, tức giận, vui vẻ, hạnh phúc,...

  • Suy nghĩ: Những gì bạn nghĩ về bản thân, về những người khác, về tình huống hiện tại,...


Bước 4: Theo dõi các trạng thái lặp lại và sự thay đổi của cảm xúc: 

Theo dõi các trạng thái cảm xúc và suy nghĩ theo thời gian. Cảm nhận sự thay đổi, xu hướng, và những điểm cụ thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng.

Ví dụ:

  • Trạng thái cảm xúc lặp lại: Thường xuyên cảm thấy buồn, lo lắng, tức giận,... vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc trong những tình huống cụ thể.

  • Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc: Những suy nghĩ, hành vi, mối quan hệ,... xung quanh.

  • Sự kiện/Tình huống: Một cuộc họp quan trọng, một cuộc tranh cãi với đồng nghiệp,...


Bước 5: Tìm kiếm mối liên kết và rút ra những bài học

Xác định những mối liên kết giữa cảm xúc, suy nghĩ và sự kiện bản thân đã trải qua. Hãy nhìn nhận các trạng thái lặp lại nhiều lần và tự rút ra hững bài học để cải thiện cách bạn đối mặt và phản ứng trong tương lai.

Ví dụ:

  • Mối liên kết: Thường xuyên cảm thấy lo lắng trước các cuộc họp quan trọng.

  • Bài học: Cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho các cuộc họp quan trọng để giảm bớt cảm giác lo lắng.


Ngoài phương pháp này, nhà lãnh đạo có thể tìm hiểu thêm phương pháp viết chiêm nghiệm (reflective writing) để đánh giá bản thân sâu hơn. 


4/ Đặt các mục tiêu cho bản thân


Một phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng tự nhận thức cho nhà lãnh đạo là đặt mục tiêu phát triển cá nhân. Quá trình đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu sẽ giúp nhà lãnh đạo:

  • Nhận diện những lĩnh vực cần phát triển

  • Xác định những mục tiêu cụ thể, khả thi

  • Thiết lập kế hoạch hành động cụ thể

  • Theo dõi và đánh giá tiến độ


Để đặt mục tiêu phát triển cá nhân một cách cụ thể, nhà lãnh đạo có thể thực hiện theo các bước sau:


7 bước đặt mục tiêu phát triển cá nhân
Nâng cao sự tự nhận thức thông qua quá trình đặt mục tiêu phát triển bản thân

#1 - Xác định lĩnh vực cần phát triển hoặc cần cải thiện 

Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về những lĩnh vực mà bạn muốn phát triển. Các lĩnh vực này có thể là các kỹ năng chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản lý thời gian, giao tiếp, hoặc thậm chí là phát triển tinh thần và sức khỏe cá nhân.


#2 - Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Sau khi xác định được lĩnh vực cần phát triển, hãy chia nhỏ mục tiêu thành hai loại: 

  • Ngắn hạn (thường là từ một đến ba tháng) 

  • Dài hạn (từ một năm trở lên). 

Việc này giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng thể và kế hoạch hành động phù hợp với từng giai đoạn.


#3 - Cụ thể hóa mục tiêu

Mục tiêu cần phải rõ ràng và cụ thể. Ví dụ, thay vì "Muốn trở thành một lãnh đạo tốt," hãy cụ thể "Học cách thiết lập đội nhóm năng suất cao trong vòng 3 tháng."


#4 - Thiết lập các bước hành động cụ thể

Để đạt được mục tiêu, hãy xác định các bước cụ thể bạn cần thực hiện. Nếu chưa biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa đào tạo, tìm mentor để học hỏi, hoặc thiết lập lịch trình học tập hàng ngày.


#5 - Đặt thời hạn cho mỗi mục tiêu

Việc đặt thời hạn cho mỗi mục tiêu này giúp tạo ra áp lực tích cực và giữ đúng nhịp, và giúp tập trung vào quá trình phát triển cá nhân.


#6 - Theo dõi và đánh giá tiến độ

Thiết lập hệ thống theo dõi tiến độ để đánh giá những bước bạn đã thực hiện và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết. Nhà lãnh đạo có thể sử dụng bảng theo dõi, ứng dụng quản lý công việc, hoặc ghi chú hàng ngày.


#7 - Tìm nguồn hỗ trợ

Nếu có thể, hãy tìm kiếm người hỗ trợ như mentor, đồng nghiệp, hoặc bạn bè để chia sẻ mục tiêu và nhận sự hỗ trợ, và động viên.


Đặt mục tiêu phát triển cá nhân là một phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng tự nhận thức cho nhà lãnh đạo. Bằng cách thực hiện theo các bước trên, nhà lãnh đạo có thể xác định rõ mục tiêu của mình và tạo ra một kế hoạch hành động cụ thể để đạt được chúng.


5/ Tham các khóa học và các chương trình đào tạo

Tham gia khóa học và đào tạo là một cách tuyệt vời để nâng cao khả năng tự nhận thức của nhà lãnh đạo. Executive Coaching của Coach For Life là lựa chọn hoàn hảo để hỗ trợ những nhà lãnh đạo cấp cao trong việc nâng cao tự nhận thức, phát triển năng lực cá nhân và chuyên môn. 
  • Chương trình khuyến khích nhà lãnh đạo mở rộng tầm nhìn, tập trung vào những ưu tiên quan trọng nhất trong sự nghiệp và cuộc sống.

  • Hỗ trợ nhà lãnh đạo khám phá và cải thiện nhận thức về bản thân, đồng thời vượt qua những điểm mù có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân.

  • Hướng dẫn nhà lãnh đạo trong việc phát triển năng lực lãnh đạo và củng cố mối quan hệ không chỉ trong nhóm lãnh đạo mà còn trên toàn bộ tổ chức.

  • Hỗ trợ nhà lãnh đạo đối mặt với kỳ vọng ngày càng tăng về hiệu suất làm việc, giúp họ xây dựng chiến lược hiệu quả.

  • Phát triển khả năng nhìn nhận đa chiều, giúp nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định từ sự thấu hiểu sâu sắc, không bị tác động quá mức bởi những yếu tố bên ngoài.

Với đội ngũ chuyên gia khai vấn, Coach For Life cam kết mang đến cho các lãnh đạo cấp cao một hành trình phát triển ý nghĩa và mang lại những thay đổi tích cực đối với cả sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của họ. Đăng ký nhận tư vấn ngày hôm nay!

Tạm kết 


Trong hành trình dẫn đường cho một tổ chức hay đội nhóm, những nhà lãnh đạo xuất sắc không chỉ cần sự thông thái về chiến lược, mà còn cần một đặc điểm quan trọng khác - tự nhận thức tốt về bản thân. Tính cách, giá trị, và đặc điểm cá nhân tạo nên những đặc trưng độc đáo, và việc hiểu rõ về chúng không chỉ là chìa khóa cho sự tự tin cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của một nhà lãnh đạo.


Tài liệu tham khảo: BetterUp | Hubspot

bottom of page