top of page

Coach Talk 02: Freelance Coaching Business


PHẦN 1: Những điều cần biết về coaching

Theo ICF, Coaching (Khai vấn) là quá trình làm việc đồng sáng tạo giữa coach và khách hàng. Qua đó coach truyền cảm hứng cho khách hàng & thúc đẩy suy nghĩ sáng tạo giúp khách hàng phát huy tối đa tiềm năng cá nhân trong cuộc sống và sự nghiệp.


Coaching khác với các loại hình phát triển bản thân khác như sau:


Coaching vẫn còn là một ngành nghề khá mới tại Việt Nam và bắt đầu phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Theo Liên đoàn khai vấn quốc tế (ICF), đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh thứ hai chỉ sau công nghệ thông tin.


Số liệu về nghề coach theo ICF & PWC Survey 2019:

Theo khảo sát này, thu nhập theo giờ của một người coach ở khu vực châu Á Thái Bình Dương là $251/giờ, và theo năm là khoảng $33.000/năm. Trung bình một người coach ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có khoảng 6,5 năm kinh nghiệm trong nghề.

Ở Viêt Nam, khảo sát của Câu lạc bộ Coach Hà Nội - HCC năm 2021:


Thời gian thực hành & Hành nghề của các coach như sau:

  • 32% có thời gian học và thực hành nghề dưới 6 tháng

  • 25% có thời gian học và thực hành nghề từ 6 – 12 tháng

  • 19% thực hành nghề trong hơn 2 năm;

  • 15% có thời gian thực hành nghề trong 3 năm

  • 6% người tham gia khảo sát có kinh nghiệm làm nghề trên 5 năm.

Và mức thu nhập bình quân/tháng:

  • 49% chuyên gia khai vấn chưa có thu nhập từ nghề;

  • 16% có thu nhập < 5 triệu/tháng

  • 16% có thu nhập từ 5-10 triệu/tháng

  • 12% có thu nhập từ 10 – 30 triệu/tháng;

  • 4% có thu nhập từ 30 – 50 triệu/tháng;

  • 3% có thu nhập trên 100 triệu/tháng.

Số liệu khảo sát trên cho thấy, có đến 57% coach có thời gian học và thực hành nghề dưới 1 năm. Vì thế con số 49% coach chưa có thu nhập từ nghề cũng là điều có thể hiểu được, bởi nghề khai vấn tại Việt Nam còn rất mới và chỉ phát triển mạnh mẽ từ năm 2020 trở lại đây. Với nghề này, không phải ngay lập tức có thể kiếm được thu nhập mà cần có sự rèn luyện kỹ năng, xây dựng thương hiệu và triển khai coaching business.

Bên cạnh đó, con số 4% coach có thu nhập từ 30 – 50 triệu/tháng; và 3% coach có thu nhập trên 100 triệu/tháng cho thấy coaching đã được thị trường đón nhận và rất có tiềm năng phát triển.

Vậy, những coach có thu nhập hơn 100 triệu/tháng, họ làm gì và làm thế nào?

  • Họ có bao nhiêu dịch vụ khai vấn? 100% có từ 3 – 4 dịch vụ khai vấn khác nhau;

  • Số lượng khách hàng/năm: 15 – 30 khách hàng

  • Chứng chỉ chuyên môn: 100% có 2 - 3 chứng chỉ quốc tế của ICF, Action Learning Coach, Executive Coaching

  • Kinh nghiệm: Từ 3 năm đến 5 năm trở lên; Làm nghề toàn thời gian

  • Đối tượng khách hàng: 100% hướng tới cả 2 nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng DN

Về các loại hình coach trên thế giới, thông thường sẽ có 2 nhánh chính là Life Coaching và Business Coaching. Trong mỗi nhánh này sẽ chia thành nhiều ngách nhỏ với những đặc thù riêng.


Để tìm hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh về thị trường coach, điểm đặc thù trong mỗi lĩnh vực, cách để bạn hỗ trợ khách hàng; đồng thời, định hình được ngách coach mà bạn muốn theo đuổi một cách chuyên nghiệp, bạn có thể đăng ký nhận Ebook: 20 ngách coach phổ biến.

PHẦN 2: Lộ trình trở thành Freelance Coach

Muốn trở thành một life coach, business coach… , bạn cần dành thời gian để tìm hiểu kỹ: khách hàng thực sự muốn gì, họ có cần những thứ mà mình đang cung cấp hay không, họ hiểu đó là gì hay chưa và bạn có thể giúp họ cụ thể như thế nào hoặc ở mức độ nào.


Coach là dịch vụ cao cấp, cần lòng tin, kiến thức mới sẵn lòng mua. Nếu không tạo được sự khác biệt, không thể hiện được chuyên môn của mình ở đầu ra, sẽ rất khó để người khác tin tưởng và sử dụng dịch vụ của bạn. Tùy vào trường phái và ngách bạn chọn, chẳng hạn Parenting, nếu không có kiến thức về tâm lý học phát triển và tâm lý học trẻ nhỏ thì rất khó để đặt được câu hỏi đúng cho khách hàng và giúp họ tìm ra mục tiêu phù hợp.


Nếu không muốn bị quá tải và giúp mọi người không bị bối rối khi nhắc đến tên mình, bạn chỉ nên chọn 1 ngách ở 1 thời điểm. Một cách tiếp cận gợi ý khi làm coach là viết ra những gì bạn thích, bạn giỏi, bạn có kinh nghiệm (mỗi thứ liệt kê 10 điều). Sau đó xem xét xem có thứ gì bạn vừa thích, vừa giỏi và vừa có kinh nghiệm hay không? Nếu không có thì ít nhất có vài thứ bạn vừa thích vừa giỏi, hoặc vừa thích vừa có kinh nghiệm.


Coaching là công cụ rất hữu ích, nhưng vì thị trường còn quá mới, nên việc đầu tiên là chúng ta phải thực hành nó trước đã, rồi sau đó sẽ lan tỏa và cho người khác trải nghiệm. Vai trò của người coach không phải là tìm kiếm và đồng hành với duy nhất 1 coachee nào đó mà lan tỏa đến nhiều người, giúp nhiều người hơn thông qua dịch vụ đó.


Coach Linh Phan chia sẻ:

Trong suốt 3 năm ròng rã từ 2019, mình liên tục tạo ra nội dung giúp họ không chỉ hiểu thêm về tâm lý con cái mà còn có thể tự làm việc với bản thân họ để phát triển sức mạnh nội tại của họ. Rất nhiều người chia sẻ rằng chỉ nhờ đọc những nội dung mình viết một cách đều đặn mà họ đã có sự tự tin hơn trong hành trình của họ, nhận thức được vai trò của họ và vượt qua được những thách thức thường gặp trong cuộc sống hằng ngày liên quan tới con cái cũng như những mối quan hệ trong gia đình. Mình dành ba năm chỉ để lắng nghe, để đồng cảm và để chia sẻ với họ. Mình đã giúp họ tự thực hành cái gọi là self-coaching.


Kết quả là mình có hơn 40.000 người theo dõi. Có những bài viết mình không hề quảng cáo, không hề giới thiệu sản phẩm dịch vụ, và có những thời điểm 1 tháng mình chỉ viết 4 bài viết thôi nhưng đem về 200 khách hàng coach 1:1. Bạn hãy dẫn dắt họ đi từ biết, đến hiểu, rồi đến tin. Khi tin rồi, họ sẽ sẵn sàng đồng hành với mình. Quan trọng là chúng ta phải lan tỏa kiến thức của mình và những điều tốt đẹp của coaching trong cộng đồng lớn. Để rồi, khách hàng sẽ tìm mình khi họ có vấn đề và mọi thứ đến một cách tự nguyện.”

Coach Linh Phan cũng lập một cộng đồng dành cho người tập viết mà các bài hướng dẫn có lồng ghép việc self-coach vào trong đó, để các thành viên nhìn nhận bản thân, chiêm nghiệm và viết ra, vừa tập viết vừa làm dày nội tâm của mình.

Những chia sẻ trên mở ra tư duy mới cho người làm coach: hãy thử đi những con đường riêng, phát triển theo cách mà bạn cho là hữu ích. Nếu không, bạn sẽ mãi mãi đi theo sau người khác. Con đường đó bắt đầu bằng việc thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của mình bằng cách học và thực hành, trang bị kiến thức và kỹ năng về coach và có chứng chỉ đàng hoàng. Việc bạn đầu tư thời gian và tài chính cho việc này là cần thiết để bạn có thể đi sâu vào nghề.


Dưới góc độ đơn vị đào tạo, Coach Quách Hiền chia sẻ, ICF (Liên đoàn Khai vấn Quốc tế ) là tổ chức lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới về Coaching. ICF cung cấp chứng nhận hành nghề uy tín và độc lập, được công nhận trên toàn thế giới cho những nhà khai vấn nào hội đủ điều kiện khắt khe được đặt ra bởi ICF. Đây là con đường giá trị khi bạn muốn định vị bản thân là một coach chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế.

Khảo sát của ICF cũng cho thấy có đến 85% khách hàng lựa chọn coach có chứng chỉ uy tín để sử dụng dịch vụ coach.

Kể từ tháng 8/2022, lộ trình của ICF sẽ có một số thay đổi, theo đó sẽ chỉ còn Level 1, Level 2 và Level 3 tương ứng Associate Certified Coach (ACC), Professional Certified Coach (PCC) và Master Certified Coach (MCC)


PHẦN 3: Tiềm năng và con đường phát triển sự nghiệp freelance coach

Tiềm năng và thách thức


Tiềm năng lớn nhất của nghề freelance coach là sự tự do: tự do về thời gian, tự do về địa điểm làm việc và tự lo lựa chọn khách hàng. Thứ hai, ngoài dịch vụ coach 1:1, các bạn có thể tạo ra những sản phẩm lớn, nhỏ khác như coach nhóm, kết hợp coaching với mentoring hoặc training, tạo ra các công cụ, workshop, sách giấy, ebook, làm public speaker… thông qua sự hỗ trợ của công nghệ. Về thu nhập, trung bình 1 giờ coach trên thế giới có mức phí dao động từ 1tr – 5tr. Ở Việt Nam, phí của các anh chị master coach hoặc professional coach có thể lên đến $500/giờ khi coach cho lãnh đạo hoặc chủ doanh nghiệp. Nếu có thêm sản phẩm khác thì thu nhập của các bạn có thể cao hơn nữa. Coach Linh Phan chia sẻ, thu nhập liên quan đến dịch vụ coach của chị ở mức 150 – 250 triệu đồng/tháng, với thời gian rất tự do và linh động.


Bên cạnh đó cũng phải kể đến các thách thức của nghề này. Ở Việt Nam, người ta thường đo lường thành công bằng việc đi làm, thăng tiến, có chức vị. Việc thay đổi môi trường làm việc từ văn phòng ra làm tự do là một sự thay đổi rất lớn. Khi chuyển đổi, bạn có thể bị nghi ngờ, phán xét, nhất là trong thời gian đầu. Chính bạn cũng có thể không tự tin, sợ hãi, mất cân bằng. Nhiều người trong 6 tháng - 1 năm đầu không kiếm được con số đáng kể từ coach, do chưa biết về marketing và bán hàng. Bạn cần nhớ rằng ngoài việc học, chúng ta phải làm tiếp thị và bán sản phẩm coach của mình. Nếu không sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn và trau dồi kỹ năng thì không thể làm freelance được.

Làm sao em có thể kiếm được tiền từ coach?” Câu trả lời phụ thuộc vào cách thức phát triển sản phẩm dịch vụ của bạn. Liệu có thứ gì đó bạn có thể kết hợp giữa chuyên môn của bạn với coaching để kiếm ra tiền được hay không? Bạn không nên chỉ cung cấp dịch vụ mà còn phải tạo ra sản phẩm. Khi bán sản phẩm, bạn không còn bán thời gian của mình nữa, mà có thể tự do tạo ra những gì bạn muốn theo thời gian do bạn sắp xếp. Người ta không quan tâm dịch vụ của bạn thế nào, mà sẽ quan tâm khách hàng của bạn có hài lòng hay không. Nếu muốn kiếm tiền nhiều hơn, bạn phải dành thời gian nhiều hơn và bán nhiều hơn.

Bạn cũng có thể tham gia khóa Mentor & Supervision Coach để được hướng dẫn kỹ hơn cách phát triển và đóng gói sản phẩm dịch vụ.

Bạn có thể lựa chọn phát triển mô hình (xây dựng uy tín tốt trên thị trường, vận hành công ty chuyên về coach…) hoặc phát triển sản phẩm - dịch vụ (coach 1:1, group coaching, chương trình đào tạo….). Dù theo mô hình nào, bạn vẫn phải tiếp tục phát triển bản thân, xây dựng cộng đồng riêng, bạn cũng có thể kèm cặp những người coach mới, viết sách chuyên môn…

Những con đường để freelance coach phát triển sự nghiệp của mình

Khi làm freelance, có 2 hướng là partime và fulltime.


Một số coach chuyển sang làm freelance và kiếm được thu nhập cao hơn rất nhiều so với công việc fulltime trước đó. Tuy nhiên, nhiều coach không có thu nhập tốt do không kiếm được khách hàng và không có lộ trình cho sự nghiệp của mình.Hầu hết những freelancer trong thời gian đầu (thường là 1-2 năm đầu) phải làm việc nhiều hơn so với đi làm fulltime. Với công việc bình thường, chúng ta có những đầu việc cụ thể và nhận lương đều đặn hàng tháng. Còn freelancer sẽ phải “đội nhiều chiếc mũ” cùng lúc: tham gia vào cộng đồng, quảng bá sản phẩm dịch vụ, xem xét giấy tờ hợp đồng, quản lý tài chính, theo đuổi khách hàng, chốt sale…


Với việc coach partime, đây là phương án an toàn để đảm bảo cho các bạn an tâm về mặt tinh thần và tài chính, cho bạn cơ hội thử nghiệm, tự đánh giá bản thân xem khả năng của mình đến đâu và mang đến kết quả như thế nào cho khách hàng, mà vẫn giữ công việc hiện tại.

Tóm lại, chúng ta có thể làm fulltime freelancer khi chúng ta đủ tự tin với kỹ năng của mình và đảm bảo vững vàng về chuyên môn. Và cho dù bạn làm fulltime hay partime, đều cần đảm bảo đủ những bước:


  • Cam kết: tìm ra lý do vì sao bạn theo đuổi công việc này

  • Kết nối: mở rộng mối quan hệ, không chỉ rộng mà cần sự sâu sắc, trung thực, linh hoạt.

  • Liên tục trò chuyện và cung cấp thông tin: tạo ra nội dung ý nghĩa, sâu sắc để người khác biết đến và tin tưởng.

  • Biến khách hàng thành người tin mình: cung cấp giải pháp mà họ mong muốn và cho họ giải pháp để giải quyết vấn đề của họ.


Lưu ý rằng, trên con đường hành động theo kế hoạch đề ra, đừng tính toán chi li quá. Không phải bất kỳ cuộc nói chuyện nào cũng dẫn đến sự chuyển đổi, hãy tập trung vào việc trao giá trị.


Để đặt những nền móng vững chắc đầu tiên cho hành trình xây dựng nghề coach, bạn có thể tham gia khóa học Khai vấn dành cho lãnh đạo và coach chuyên nghiệp để có được chứng nhận 60 giờ bởi CCA (Certified Coaches Alliances) & ICF (International Coach Federation) – nền tảng đạt ICF Credential.


Khóa học này sẽ giúp bạn:

  • Hiểu rõ Coaching là gì; Coaching khác với Training, Consulting, Therapy, Advisor thế nào

  • Làm chủ khả năng đặt câu hỏi. Thấu hiểu 4 cấp độ lắng nghe và Làm chủ khả năng lắng nghe sâu

  • Xây dựng liên hệ nồng ấm, tin tưởng và không phán xét trong triển khai Coaching

  • Mô hình Inspirational Coaching Matrix - Áp dụng thực tiễn trong mọi loại hình coaching

  • Làm thế nào để đóng gói dịch vụ coach của bạn và bắt đầu làm Coach chuyên nghiệp

  • Tất cả biểu mẫu, hình ảnh, platform để triển khai chương trình Coach

  • Thực hành “live coach” với sự hỗ trợ và phản hồi của các coach ACC

  • Đặc biệt, phương pháp thực hành tỉnh thức (mindfulness) - một năng lực cực kỳ quan trọng trong coaching

Mời bạn xem lại nội dung toàn bộ sự kiện tại đây.



Comments


bottom of page