top of page

Những điểm đáng chú ý tại sự kiện Leader Talk 04: Workplace Mental Wellbeing

Đã cập nhật: 23 thg 5, 2022



Sáng thứ Bảy, ngày 14/5, Coach For Life (CFL) rất vui và tự hào được chào mừng hơn 160 khách tham gia hội thảo LEADER TALK 04: WORKPLACE MENTAL WELLBEING. Rất nhiều quản lý, lãnh đạo đến với sự kiện là một tín hiệu cho thấy mức độ quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng tới chủ đề này. Buổi hội thảo này nằm trong Chuỗi sự kiện Leader talk được CFL bắt đầu triển khai từ tháng 10/2021. Nội dung Leader Talk tập trung vào là những chủ đề liên quan xu hướng, cách tiếp cận mới mẻ, sáng tạo trong lĩnh vực lãnh đạo và phát triển con người, giúp lãnh đạo và tổ chức tối ưu hoá nguồn nhân lực để thích ứng với một thế giới nhiều biến động, bất định và mơ hồ như hiện nay.

Chúng ta đã và đang chứng kiến sự thay đổi của thế giới trong mọi mặt kể từ khi Đại dịch COVID-19 xảy ra. Và ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến một thế giới biến động, bất định với khủng hoảng kinh tế, với khủng bố có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, và với bom đạn chiến tranh ở ngay giữa Châu Âu. Tất cả khủng hoảng, biến động từ thế giới xung quanh cùng với những bất ổn trong chính chúng ta do áp lực từ cuộc sống, gia đình và công việc ảnh hưởng nặng nề và tiêu cực tới tinh thần của chúng ta, và cụ thể ở đây là sức khoẻ tinh thần.

Tháng Năm được coi là tháng nhận thức về sức khoẻ tinh thần, lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào năm 1949. Hưởng ứng tháng nhận thức về sức khoẻ tinh thần, CFL tổ chức buổi Leader Talk về chủ đề Workplace Mental Wellbeing cùng với sự tham dự toạ đàm của 4 diễn giả khách mời đến từ những doanh nghiệp Việt Nam.


Hi vọng rằng chúng ta sẽ cùng lan toả thông điệp nhận thức về sức khoẻ tinh thần nói chung và tại nơi làm việc nói riêng. Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, mỗi người lao động là một tế bào của doanh nghiệp, khi mỗi chúng ta, mỗi người lao động được chăm sóc sức khoẻ tinh thần, gia tăng sự kiên cường để đối phó với những căng thẳng hàng ngày, trở nên hạnh phúc hơn, Việt Nam sẽ có thật nhiều gia đình hạnh phúc, nhiều cộng đồng hạnh phúc.

Diễn giả khách mời tham dự chương trình

Diễn giả: Bà Trần Minh Hường, Country Head of HR, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam

Diễn giả: Ông Nguyễn Trường Hải, Tổng Giám Đốc Saint-Gobain Vietnam

Diễn giả: Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, GIÁM ĐỐC - Phụ trách mảng quản trị chiến lược nguồn nhân lực, học viên AEON Việt Nam, Truyền thông và Đối ngoại.

Diễn giả: Coach Quách Hiền - CEO Coach For Life (CFL).

Điều phối sự kiện : Bà Lệ Hằng, phụ trách phát triển các dịch vụ dành cho doanh nghiệp của CFL.


Sức khoẻ tinh thần - Hồi chuông báo động sau đại dịch COVID-19 và những khủng hoảng kinh tế, chính trị trên thế giới

Sau đại dịch Covid19, các doanh nghiệp trên toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ và khác biết về xu hướng, thói quen và hành vi mới của người lao động. Các cụm từ "sống chậm", "tỉnh thức", "trở về", "yêu thương chính mình" xuất hiện nhiều hơn, được trao đổi mạnh mẽ hơn. Vậy vấn đề SỨC KHỎE TINH THẦN đang được quan tâm như thế nào, đặc biệt kể từ đại dịch Covid19 trên thế giới? Và chất lượng SỨC KHỎE TINH THẦN đang tác động như thế nào tới các tổ chức, doanh nghiệp?

Diễn giả Quách Hiền chia sẻ, trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp Ebook ‘Nhân viên hạnh phúc, doanh nghiệp hạnh phúc’, CFL nhận ra những số liệu rất đáng lưu ý:

Từ lâu, tiền trở thành thước đo duy nhất cho sự thành công của cả một quốc gia. Số liệu phổ biến nhất là tổng sản phẩm quốc nội hoặc GDP. Nếu dựa trên số liệu và kết quả đo lường này, con người có vẻ đang làm “tốt” khi mà GDP toàn cầu đã tăng trưởng trung bình 5,6% hàng năm kể từ đầu những năm 1980 và con người đã phát triển thêm hơn 1,000 tỷ đô la Mỹ mỗi năm kể từ những năm 1990. Thế nhưng, có những số liệu quan trọng khác nữa. Đó là người lao động vừa già đi (18% sẽ trên 55 tuổi vào năm 2030), vừa không khỏe mạnh (52% thừa cân và ⅔ số ca tỷ vong trên thế giới có nguyên nhân từ các bệnh mãn tính có thể phòng ngừa). Có lẽ chúng ta không ngạc nhiên rằng hầu hết những người lao động trên thế giới đều không hạnh phúc; 76% cho biết họ đang phải vật lộn với cuộc sống an sinh.

The Lancet – Tạp chí về Y tế nổi tiếng trên thế giới đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe Y tế toàn cầu tại Luân Đôn năm 2018: mỗi năm, chúng ta mất đi 12 tỷ ngày lao động chỉ vì vấn đề người lao động gặp những rối loạn về sức khỏe tinh thần nên không thể quay lại nơi làm việc được. Và hiện nay trên thế giới có 2 tỷ người bị các chứng bệnh về sức khỏe tinh thần. Dự kiến đến năm 2030 thì nền kinh tế toàn cầu mất đi 16 nghìn tỉ USD chỉ vì những chứng bệnh liên quan đến sức khỏe tinh thần. Và mỗi năm nước Mỹ chi tiêu 300 tỷ đô la chỉ để khắc phục những sự cố do căng thẳng tại nơi làm việc, ở châu Âu con số này còn lên đến 650 tỷ đô la.

Đây là những con số rất đáng báo động cho thấy sức khỏe tinh thần là thứ chúng ta rất cần quan tâm và nghiêm túc nghĩ đến; thế giới của chúng ta đang vận hành như thế nào và đời sống tinh thần của chúng ta đang ra sao.


Đó là câu chuyện toàn cầu. Còn nếu nói về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trong môi trường doanh nghiệp thì trên thế giới, người ta đã bắt đầu quan tâm về việc này từ những năm 1949. Nhưng thực sự đến những năm 80, thế giới mới mở rộng nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động. Các tổ chức nhận thấy hằng năm họ phải chi trả quá nhiều cho việc khắc phục những sự cố, sự vắng mặt, sự giảm sút lao động do người lao động gặp phải những rối loạn, căng thẳng về sức khỏe tinh thần. Thêm nữa, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh là có sự liên hệ trực tiếp giữa trạng thái hạnh phúc, thoải mái, viên mãn với việc gia tăng năng suất lao động. Theo một khảo sát của PWC, cứ mỗi 1 đô la chi tiêu cho tinh thần lao động thì tổ chức sẽ nhận lại 10 đô la. Rõ ràng, tổ chức nhận thấy đây là những việc họ cần làm, phải làm. Sự xuất hiện của Covid-19 giúp cho chúng ta nhận ra rằng việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần của nhân viên là một việc cấp bách.

Khảo sát của Harvard Business Review nói là năm 2021, tỷ lệ người lao động không quay lại công việc được do vấn đề về sức khỏe tinh thần gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở nhóm Gen Y và Gen Z. 91 % người tham gia khảo sát cho ý kiến là tổ chức là nơi nên quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Tổ chức chính là nơi theo sát và hiểu rõ nhân viên nhất và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ nhân viên tốt nhất, trước khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ ở bên ngoài. Tin vui là 78% doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới nhận thấy việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động là thiết yếu cho kế hoạch kinh doanh. Nhận thức về việc này đã được nâng cao rất nhiều trong thời gian gần đây.

3 lý do việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động là ưu tiên cấp bách trong doanh nghiệp, được chia sẻ bởi diễn giả Quách Hiền:

1, Chi phí: nếu nhân viên có sức khỏe tinh thần giảm sút sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và ngay lập tức tổ chức sẽ mất đi chi phí rất lớn.

2, Lợi ích: sức khỏe tinh thần tốt sẽ tác động tốt đến kết quả làm việc của người lao động. Đó là lợi ích thiết thực mà người lao động nên tập trung đầu tư vào.

3, Nhân văn: nếu doanh nghiệp thực sự coi trọng và tin tưởng nhân viên của mình, xem họ là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của tổ chức, thì đó chính là nguồn lực mà chúng ta cần phải đầu tư vào.

Cộng thêm 3 yếu tố: Những biến động không thể lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, môi trường làm việc đa thế hệ là những lí do khiến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trở nên là một ưu tiên cấp bách cho doanh nghiệp chứ không còn là một lựa chọn nữa.


Sự nhận thức và quan tâm về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp


Theo diễn giả Nguyễn Trường Hải, Ở Saint Gobain Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân viên ngày càng được chú trọng. Khi nhân viên vui vẻ hạnh phúc thì hiệu quả sẽ cao, tạo ra tính cộng hưởng lớn, khách hàng sẽ hài lòng và kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ ngày càng tốt hơn. Công ty luôn có những chương trình thể hiện nhân viên là tài sản quan trọng nhất:


1, Phát triển tỉnh thức (mindfulness) trong tổ chức bắt đầu từ năm 2018 - 2019. Sức khỏe của mỗi cá nhân khi đi vào bên trong sẽ trở nên mạnh mẽ khi chúng ta có thời gian suy ngẫm và tìm ra giải pháp. Những giải pháp không đến từ bên ngoài mà do chính mình tìm ra sẽ mang đến hiệu quả cao nhất.


2, Thúc đẩy coaching trong tổ chức, bắt đầu từ các cấp lãnh đạo cao nhất. Công ty đã trải qua giai đoạn sáp nhập, luôn hướng tới việc làm sao để có thể thống nhất với nhau và đưa coaching thành cái “thực chất”. Cái “thực chất” không đến từ các chuyên gia bên ngoài, mà đến từ các lãnh đạo cấp cao. Khi các lãnh đạo cấp cao thực hành coaching thì mới có thể lan tỏa xuống cấp nhân viên phía dưới. Điều này cần thời gian, và phải duy trì liên tục để giúp mọi người thấu hiểu và gắn kết lẫn nhau.


3, Áp dụng “Feedback is the gift”. Phản hồi là món quà giúp mọi người cảm thấy an toàn hơn, khiến người nhận phản hồi cảm thấy được tôn trọng. Tỉnh thức cũng giúp cho việc suy nghĩ kỹ hơn trước khi đưa ra phản hồi.


4, Trong thời gian giãn cách xã hội, công ty rất quan tâm đến nhân viên và người nhà nhân viên, từ những bó rau đến những lời hỏi thăm để họ cảm thấy an tâm, an toàn và hạnh phúc hơn.

Công ty Saint Gobain Việt Nam được vinh danh Nhà tuyển dụng hàng đầu - Top Employer 2022 ở thị trường Việt Nam, và tập đoàn Saint Gobain Global cũng đã được vinh danh giải thưởng này trên toàn cầu.

Diễn giả Minh Hường cũng hoàn toàn đồng tình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe tinh thần. Ở Standard Chartered Việt Nam, đó là một chặng đường bắt đầu từ rất lâu rồi. Hơn 5 năm về trước, ngân hàng đã có sự dịch chuyển văn hóa thành ngân hàng nhân văn và nhân bản, thay đổi bộ giá trị cốt lõi gồm 3 trụ cột. Trong đó, bà tâm huyết nhất là “Better together” - chúng ta cùng nhau tốt đẹp hơn - tạo ra một môi trường mà mọi người thực sự vì nhau, hỗ trợ nhau. Câu chuyện dịch chuyển văn hóa không phải là chuyện một sớm một chiều mà là một quá trình rất dài để thay đổi nhận thức. Đó là chiến lược của toàn cầu.

Sau đó là những nỗ lực để đưa việc chăm sóc sức khỏe (wellbeing), trong đó sức khỏe tinh thần là một khía cạnh (ngoài ra còn có sức khỏe thể chất, sức khỏe tài chính và sức khỏe xã hội). Yếu tố quan trọng nhất để giúp chúng ta thức tỉnh đó là sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, AI, digital dù mang lại nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng dễ dẫn đến căng thẳng, mất kết nối.

Tăng cường sự nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và để tăng sự hiểu biết của bản thân vì có thể chúng ta cũng không để ý tới. Người nhân viên chịu trách nhiệm cho sức khỏe tinh thần của mình, còn tổ chức có trách nhiệm đưa ra những hóa và công cụ:


1, Thường xuyên tổ chức những khóa học để nâng cao nhận thức, mời các chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài để nói về chủ đề này. Thiết lập những khóa học trực tuyến định kỳ cho các nhân viên như: làm sao để xây dựng được sự đàn hồi…


2, Mời các chuyên gia ở Anh về đào tạo các khóa học sơ cứu tinh thần. Bản thân bà Hường cũng là một trong những người đầu tiên được tham dự khóa học đó và được cấp chứng chỉ. Đó là những đầu mối giúp đỡ nhân viên khi họ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm. Tạo ra văn hóa để mọi người không còn dè dặt khi nói về những vấn đề về sức khỏe tinh thần của mình.


3, Áp dụng chương trình EAP, cung cấp cho nhân viên số hotline 24/7 để trò chuyện với các chuyên gia tâm lý trên toàn quốc và quốc tế.


4, Nỗ lực đàm phán gói bảo hiểm cho nhân viên, trong đó có điều khoản về điều trị sức khỏe tinh thần. Việc này giúp cho nhân viên biết rằng việc gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần là điều hết sức bình thường giống như đau ốm cảm cúm; xóa bỏ định kiến cho rằng sức khỏe tinh thần là một điều gì đó riêng tư và mọi người thường không công khai.


5, Chương trình “Sức khỏe là vàng”, trong đó các tình nguyện viên là ban lãnh đạo và các nhân viên yêu thích chủ đề này sẽ dẫn dắt các chủ đề. Chương trình đã hoạt động được hai năm và vẫn đang tiếp tục.


Những hoạt động này không phải một lần mà là liên tục, không chỉ riêng phòng nhân sự hoặc là ban lãnh đạo mới có thể thực hiện được mà nó mang tính chất cộng hưởng của tất cả các tầng lớp trong ngân hàng.


Diễn giả Ngọc Huệ chia sẻ, AEON toàn cầu đã thực hiện chuỗi seminar phục vụ cho những mối quan tâm mùa dịch như: căng thẳng, thiếu kết nối, thiếu trang thiết bị đầy đủ… khi làm việc ở nhà; những kiến thức chăm sóc sức khỏe mùa dịch… để kết nối với nhân viên khi làm việc ở nhà. Dịch vụ EAP được áp dụng ở các nước trên thế giới. Riêng Aeon Việt Nam cũng tổ chức rất nhiều chương trình trong khuôn khổ nguồn lực giới hạn để cho ra kết quả tốt nhất:

1, “Caring”. Sự quan tâm không mất tiền và chạm được đến rất nhiều trái tim. Ngay cả nhân viên cũng gửi lời động viên đến lãnh đạo. Đó là nguồn năng lượng tuyệt vời trong giai đoạn khó khăn. Mục tiêu chung là hướng đến người xung quanh và vượt qua khó khăn trước mắt.


2, Khảo sát tâm trạng của các nhân viên ngày đầu tiên trở lại làm việc để hiểu được nỗi lòng của họ. Hơn 50% nhân viên cảm thấy lo lắng, nhất là những người mà gia đình có con nhỏ và người lớn tuổi. Nhiều nhân viên băn khoăn về việc “đi làm để làm gì”, “tiền nhiều để làm gì” sau khi trải qua mùa dịch và chứng kiến cảnh sinh tử.


3, “Ask For Feedback”. Lãnh đạo feedback cho nhân viên và hỏi xin nhân viên góp ý lại cho mình.

Standard Chartered Việt Nam và AEON Việt Nam đều đã nhiều năm được vinh danh là “One of THE BEST COMPANIES TO WORK FOR IN ASIA” bởi tạp chí hàng đầu châu Á HR ASIA.

Vấn đề sức khoẻ tinh thần của người lao động tại Việt Nam và trong các doanh nghiệp hiện nay

Những vấn đề sức khoẻ tinh thần của người lao động tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Theo bà Quách Hiền,

Việt Nam cũng trải qua đại dịch Covid với sự khủng hoảng không hề kém thế giớivới những rối loạn tinh thần, căng thẳng lo âu, stress… Nhiều người thay đổi hoàn toàn khái niệm về công việc. Một làn sóng nghỉ việc rất lớn trên thế giới. Ở Việt Nam, thế thệ Y, Z cũng có những suy nghĩ khác biệt, coi trọng những giá trị về ý nghĩa trong cuộc sống, có xu hướng chuyển sang công việc “freelance”. Đó cũng là thách thức cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong thời gian tới.

Và không chỉ nhân viên, mà lãnh đạo cũng cực kỳ căng thẳng và cũng cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần. Theo Havard Business Review, lãnh đạo thậm chí còn có xác suất gặp phải các triệu chứng căng thẳng sức khỏe tinh thần cao hơn. Coach For Life tập trung rất nhiều vào nhóm quản lý lãnh đạo này vì nhận thấy rõ ràng đối tượng này rất cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần. Cốt lõi của Coach For Life là mindfulness, áp dụng Mindfulness Leader Coaching để giúp các lãnh đạo tận hưởng niềm vui trong công việc, chứ không phải đánh đổi wellbeing của mình để có được thành công trong công việc.

Ngoài sự phát triển quá nhanh của công nghệ, thì còn 1 xu hướng nữa là lần đầu tiên trong lịch sử, có 5 thế hệ cùng làm việc trong một môi trường, với những đặc điểm và nhu cầu hoàn toàn khác nhau mà tổ chức cần dung hòa và giải quyết các vấn đề tinh thần liên quan đến sự khác biệt này.


Các hoạt động về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên trong doanh nghiệp


Tại Saint Gobain Việt Nam

Phong chào chạy bộ, chạy xe đạp, chạy trail… Mỗi người một công việc nhưng khi chạy cùng với nhau thì họ là đồng đội, các phòng ban sẽ được tương tác với nhau.

Hoạt động bảo vệ nhân viên: tích cực tìm kiếm và tìm ra nguồn vắcxin rất sớm cho nhân viên, tổ chức hàng loạt các buổi nói chuyện về sức khỏe, mời các bác sĩ, chuyên gia đến tư vấn nói chuyện để nhân viên có thêm kiến thức và yên tâm trong mùa dịch.

Hoạt động wellbeing: diễn ra xuyên suốt để đảm bảo quan tâm đến nhân viên xem họ có đang gặp vấn đề gì không, cung cấp đường dây tư vấn qua điện thoại.

Luôn đặt nhân viên làm trọng tâm của các hoạt động, không làm cho nhân viên mất thời gian và trao cho họ những giá trị.


Tại AEON Việt Nam

Sức khỏe tinh thần không chỉ đến từ những hoạt động tinh thần mà đến từ bốn trụ cột chính đó là sự mạnh khỏe về thể chất, chất lượng cảm xúc, sự phát triển về trí tuệ, đời sống tinh thần… Một trụ cột nếu không bền vững thì những trụ cột còn lại cũng dễ sụp đổ. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho nhân viên, AEON có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Quan tâm nhỏ tạo sức mạnh lớn: Khuyến khích nhân viên chăm lo đồng đội của mình. Tặng chậu cây chào đón nhân viên quay trở lại làm việc sau giãn cách…

Hoạt động văn nghệ: Thi quay video Tiktok, workshop làm Tiktok (không liên quan trực tiếp đến công việc)… Tổng giám đốc cũng tham gia quay video nhảy tiktok để góp vui cho mọi người trong mùa dịch. Khi nhân viên vui, họ sẽ tiếp thu rất nhanh và làm rất tốt.

Tham gia cống hiến cho cộng đồng: Chương trình trồng cây “Cánh rừng quê hương”, tham gia hiến máu cộng đồng, sử dụng túi bảo vệ môi trường… để nhân viên cảm thấy mình đóng góp cho cộng đồng của mình.

Tổ chức cho các nhân viên lao động phổ thông khắp đất nước đi du lịch Đà Nẵng để vực dậy năng lượng và chăm sóc tinh thần cho họ.


Tổ chức các buổi talksow “Chạy bộ không khó” để mọi người có ý thức giữ sức khỏe và tham gia hoạt động thể thao. Hơn 2000 nhân viên tham gia và có kết quả đáng tự hào, tạo được và duy trì thói quen tập thể thao.

Lãnh đạo tham gia tích cực các hoạt động thể thao để làm gương, bởi nếu lãnh đạo không khỏe thì không thể chăm lo cho mọi người.


Tại Standard Chartered Bank (SCB) Việt Nam

Yếu tố sức khỏe tinh thần là tổng hòa của nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó hoạt động thể chất là vô cùng quan trọng. SCB có một nhóm thành viên dẫn dắt (bao gồm các thành viên trong ban lãnh đạo) là tấm gương về rèn luyện thể thao, và liên kết hoạt động thể thao với đóng góp cho cộng đồng.

Trong thời gian giãn cách, SCB phát động phong trào “Thử thách tập thể dục - Workout Challenge” để khuyến khích nhân viên nâng cao sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Mỗi nhân viên tập thể dục và lan tỏa tinh thần này lên mạng xã hội, Ngân hàng sẽ đóng góp 100.000đ vào hoạt động phòng chống dịch của các bệnh viện.

Tạo môi trường làm việc tốt, kết nối đa thế hệ với nhau, phát triển công bằng về giới, tạo sự tự tin để mọi người luôn thể hiện là chính mình, xóa rào cản quốc gia, tạo môi trường an toàn về mặt tâm lý cho nhân viên, thực hành văn hóa đồng cảm…

Hoạt động CSR hướng tới cộng đồng như đào tạo kiến thức tài chính cho các bạn miền núi. Nhân viên được nghỉ 3 ngày phép mỗi năm để tham gia hoạt động cộng đồng.

Các phòng ban có sáng kiến chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, chẳng hạng như “Me Time”: chủ động dành nửa ngày để chăm sóc bản thân như đọc sách, đi spa…, hoặc về sớm một ngày nào đó trong tuần…

Coach For Life giới thiệu dịch vụ EAP - giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần dành cho Doanh nghiệp

Rất nhiều các chương trình chăm sóc sức khoẻ tinh thần khác nhau đã được triển khai để chăm sóc sức khoẻ cả thể chất và tinh thần cho người lao động. Ở góc độ là công ty khai vấn luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển kỹ năng lãnh đạo và phát triển con người, Coach for Life chính thức giới thiệu dịch vụ Employee Assitance Program, viết tắt EAP, một dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp.

EAP có lịch sử lâu đời ở Hoa Kỳ, bắt nguồn từ những năm 1940. Ban đầu đây là các chương trình về hỗ trợ vấn đề nghiện rượu nhằm giải quyết tác động tiêu cực mà việc lạm dụng rượu gây ra đối với năng suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Sau đó các công ty nhận ra rằng rượu không phải là vấn đề duy nhất ảnh hưởng đến nhân viên tại nơi làm việc. Và từ những năm 1950, các chương trình EAP đã mở rộng hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan tới sức khoẻ tinh thần, như xung đột nơi làm việc, các vấn đề gia đình, bình an tài chính, các rối loạn tâm thần, v.v.

Vào những năm 1970, các chương trình EAP được nghiên cứu và triển khai rộng khắp hơn trong các tổ chức, các hiệp hội về EAP ra đời, các điều luật liên quan đến EAP cũng được đưa ra. Và bắt đầu có các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ EAP cho các tổ chức, doanh nghiệp.


Đến nay, các dịch vụ EAP đã phát triển rộng khắp tại các nước phát triển trên thế giới. Các tổ chức, doanh nghiệp không chỉ cung cấp dịch vụ EAP dành cho nhân viên, mà họ còn cung cấp dịch vụ này cho gia đình, người thân của nhân viên.

Những giá trị Coach For Life hướng tới khi cung cấp dịch vụ EAP

Diễn giả Quách Hiền cho biết, cách đây bốn năm, bà Minh Hường (SCB) đã đặt vấn đề với Coach For Life về việc triển khai chương trình EAP cho nhân viên. Lúc đó, Coach For Life bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng chương trình này. Sau đó, khoảng hai năm trước, một COO của một đơn vị Fintech chia sẻ trăn trở về việc các kỹ sư nam giỏi về công nghệ nhưng lại chưa biết cách giải tỏa khi gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và ít khi chia sẻ với người khác. Gần đây, Coach For Life cùng đội ngũ Associate Coach với rất nhiều tâm huyết, mong muốn coaching trở thành công cụ hiệu quả để lắng nghe người khác, giúp họ xả van cảm xúc, để họ tin tưởng chia sẻ những vấn đề của mình.


Giới thiệu EAP

1, Chương trình Hỗ trợ Nhân viên (EAP) là gì?

Employee Assistance Program, viết tắt là EAP - là chương trình được các tổ chức, công ty sử dụng để cung cấp sự hỗ trợ, chăm sóc nhân viên nhằm giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề cá nhân trong cuộc sống hoặc trong môi trường công việc. Chương trình được thiết kế để chăm sóc sức khỏe tinh thần và nâng cao sự cân bằng viên mãn (thuật ngữ tiếng Anh là mental well-being) của nhân viên trong cuộc sống và công việc; với các chương trình gồm đào tạo xây dựng tính kiên cường, khai vấn cá nhân và chuỗi hội thảo với những chuyên gia.

2, Tại sao doanh nghiệp nên triển khai Chương trình Hỗ trợ Nhân viên (EAP)

Theo các nghiên cứu đã được thực hiện tại Mỹ và Canada, có 69.2% nhân sự gia tăng sự tập trung và hiệu quả làm việc nhờ chương trình EAP; 96% nhân viên trải nghiệm chương trình EAP gia tăng sự hài lòng với công việc’ và cứ mỗi 1$ chi phí dành cho dịch vụ EAP, tổ chức sẽ ghi nhận ROI từ 6$ - 10$. Hay nói cách khác, khi triển khai Chương trình Hỗ trợ Nhân viên:

  • Tổ chức, doanh nghiệp sẽ phát triển vững mạnh bởi đội ngũ nhân viên mạnh khỏe và hạnh phúc

  • Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự

  • Gia tăng sự hài lòng về công việc của đội ngũ nhân sự

  • Xây dựng sự gắn kết từ tim với tổ chức

  • Thu hút và giữ chân nhân tài, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tiết kiệm chi phí nhân sự.

3, Chương trình EAP của Coach For Life


Được thiết kế linh động phù hợp theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp với các chương trình đào tạo chuyên sâu, những hội thảo các lĩnh vực liên quan và các chương trình khai vấn cá nhân đa dạng về các chủ đề:

  • Rèn luyện và nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần

  • Nhận biết bản thân và quản lý cảm xúc

  • Kiên cường & phục hồi năng lượng

  • Xây dựng các mối quan hệ tích cực, giải quyết những mâu thuẫn

  • Cân bằng công việc & cuộc sống cá nhân

  • Bình an Tài chính

Điểm khác biệt EAP của Coach For Life


Coach For Life là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp chương trình EAP với phương pháp khai vấn chuyên nghiệp và chuyên sâu cho các tổ chức và doanh nghiệp để hỗ trợ nhân viên và phát triển nguồn nhân lực.

Đội ngũ coach tại Coach For Life có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và chứng chỉ khai vấn quốc tế chuyên nghiệp.

Là tổ chức khai vấn ở Việt Nam, Coach For Life dễ dàng kết nối và hiểu những vấn đề, những nỗi đau và cách làm việc của người Việt để triển khai chương trình Hỗ trợ Nhân viên phù hợp, linh động và hiệu quả.


Dịch vụ EAP của Coach For Life gồm những modules linh hoạt sau:

Emotional resilience training:


Duy trì Sự sáng tỏ: Phát triển sự bình tĩnh nội tại để vượt qua căng thẳng

Phát triển Tư duy Tích cực: Thay đổi quan điểm để phản ứng hiệu quả với sự thay đổiXây dựng Lòng tin: Xây dựng thấu cảm và an toàn tâm lý trong đội ngũ

Mental Health Webinars:


Nhận diện và quản trị stress;

Quản lý những khủng hoảng trong công việc và cuộc sống cá nhân;

Quản lý những mẫu thuẫn trong các mối quan hệ ở gia đình và công việc;

Kiểm soát nỗi sợ và niềm tin giới hạn;

Duy trì năng lượng và suy nghĩ tích cực;

Bình an tài chính;

Cha mẹ thấu hiểu, gia đình hạnh phúc!

Giới thiệu các đối tác thứ ba khi khách hàng cần triển khai các chương trình đào tạo, tư vấn, điều trị trị liệu tâm lý…


Điều cam kết về EAP của Coach For Life

Phản hồi nhanh:

Chúng tôi phản hồi trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được đăng ký lịch khai vấn từ nhân sự của Quý Công ty.

Hỗ trợ khẩn cấp:

Chúng tôi cung cấp sự hỗ trợ cho những trường hợp khẩn cấp qua email, chat apps từ 8h – 17h hàng ngày từ thứ Hai – thứ Sáu.

Chương trình định hướng:

Chúng tôi định kỳ tổ chức các buổi webinar để định hướng về nội dung và lợi ích của chương trình EAP tới đội ngũ nhân sự để đảm bảo chương trình EAP được sử dụng tối ưu.

Hệ thống báo cáo tối ưu:

Hệ thống báo cáo tối ưu để hỗ trợ Công ty có những đánh giá phân tích tổng thể về tình trạng well-being của nhân sự nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cá nhân của nhân viên.

Bảo mật:

Chúng tôi cam kết đảm bảo tính bảo mật của từng nhân sự trong các phiên khai vấn và sự bảo mật của cả chương trình EAP của Quý Công ty.

Coach For Life hy vọng rằng buổi hội thảo đã mang đến câu trả lời rõ ràng hơn về việc tại sao việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho nhân viên lại có thể là yếu tố sống còn cho doanh nghiệp. Việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho nhân viên sẽ là một yếu tố tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ trong tổ chức, có ảnh hưởng lâu dài tới phát triển con người và đóng góp cho hiệu suất, lợi nhuận của tổ chức.


Xem lại buổi hội thảo tại đây: Phần 1Phần 2.

224 lượt xem

Comments


bottom of page