“Taking leader to their next level of success through coaching”. Với sự hiện diện là những diễn giả có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực executive coaching, từng làm việc với nhiều quản lý lãnh đạo cấp điều hành, sự kiện Leader Talk 05 mang đến nhiều góc nhìn thú vị và bổ ích.
Giữa bối cảnh và xu hướng hiện nay, nhà lãnh đạo phải đối mặt năm thách thức lớn như sau: khủng hoảng tài chính, cạnh tranh toàn cầu, tình hình địa chính trị và kinh tế, sự phát triển công nghệ, và xã hội. Người lãnh đạo cần hiểu rõ những thách thức này và tạo ra những thay đổi cần thiết, truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình. Khả năng phân tích, định hướng và đưa ra chiến lược đóng vai trò quan trọng đối với lãnh đạo, giúp họ vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội. Đồng thời, họ cần linh hoạt, sẵn lòng thích ứng và xây dựng đội ngũ tài năng, theo đuổi những nguyên tắc thành công để duy trì hoạt động hiệu quả trong thời kỳ hiện tại.
Đó cũng chính là lý do Coach For Life tổ chức hội thảo “Taking leader to their next level of success through coaching". Từ trải nghiệm khai vấn cho nhiều quản lý lãnh đạo cấp cao cũng như đưa coaching vào sâu rộng trong tổ chức, chúng tôi sẽ chia sẻ những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất. Sự kiện được dẫn dắt bởi Coach Quách Hiền – CEO của Coach For Life, cùng hai diễn giả là Coach Quách Hương – Founder Coach For Life & Chuyên gia Khai vấn Lãnh đạo Cấp cao và Coach Nigel Cumberland - Tác giả sách, Chuyên gia Khai vấn Lãnh đạo.
Dưới đây là một số nội dung được thảo luận tại sự kiện:
1, Thách thức mà lãnh đạo cấp cao phải đối mặt trong thế giới VUCA
Tại phần đầu của sự kiện, các diễn giả chia sẻ về những thách thức mà nhà lãnh đạo phải đối mặt trong thế giới VUCA. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu VUCA là gì:
V là Volatility (Biến động): Thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng. COVID đã tạo ra sự thay đổi đột biến. Gần đây, sự phát triển của AI cũng là một trong những nguyên tố tạo ra sự đột biến đó.
U - Uncertainty (Không chắc chắn) Nghĩa là chúng ta không còn chắc chắn về những gì có thể xảy ra nữa. Ví dụ, ta có thể thấy giá nguyên liệu tăng đột biến sau cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
C – Complexity (Phức tạp): Diễn biến cuộc sống, sự phát triển của công nghệ, các vấn đề xã hội,... tất cả đều dần trở nên rất phức tạp.
A – Ambiguity (Mơ hồ): Mọi thứ không còn trắng đen rõ ràng. Có quá nhiều vấn đề và các nhà lãnh đạo luôn mong muốn đội nhóm của mình cải thiện và làm được nhiều thứ nhưng đôi khi chính họ không biết làm bằng cách nào.
Coach Nigel chia sẻ rằng: Tôi cho rằng đại dịch COVID đã thay đổi rất nhiều bối cảnh kinh tế. Khi đến Việt Nam, tôi quan sát thấy nhiều sự thay đổi lớn. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, cũng như chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Tôi đã gặp và coach (khai vấn) cho nhiều lãnh đạo từ Anh, Singapore, Bangkok, TP HCM,... . Nhiều người trong số họ cảm thấy mất đi sự tự tin của mình. Họ lo lắng không biết phải phát triển đội ngũ như thế nào, họ bối rối trước những biến chuyển quá lớn của thị trường. Đó là lý do vì sao tôi khuyến khích chúng ta cần có coach, cần có những sự hỗ trợ và đồng hành để vượt qua những thách thức đó.
Cũng về chủ đề này, Coach Quách Hương chia sẻ thêm hai khía cạnh ở bên trong tổ chức:
Thứ nhất, sau Covid 19, nhu cầu về lao động có tay nghề đã có sự thay đổi lớn. Họ mong muốn được quan tâm chăm sóc đến sức khỏe tinh thần và họ cũng muốn quay trở lại một cuộc sống bình thường. Đó là nhu cầu chính đáng nhưng đây cũng chính là thách thức cho các tổ chức và đối với các nhà lãnh đạo. Một mặt, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức từ bên ngoài ngày càng khó khăn hơn, đồng thời lại cần cách thức làm việc linh hoạt hơn cho nhân viên của mình, quan tâm chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của họ nhiều hơn để cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Thành tố thứ 2 xuất phát từ bên trong người lãnh đạo, một số lãnh đạo hàng đầu đang vật lộn để ứng phó với áp lực. Họ rất giỏi chuyên môn nhưng bản thân họ cũng là con người bình thường, cũng trải qua căng thẳng như những người khác. Chính vì thế áp lực ngày càng lớn hơn với họ. Họ tự hoài nghi chính bản thân mình và rất khó đưa ra quyết định. Nhiều lãnh đạo từ nhiều tổ chức khác nhau đều đã từng chia sẻ với Coach Quách Hương rằng họ muốn thay đổi nhưng họ không biết phải thay đổi cái gì và như thế nào.
Đọc thêm bài viết: “Từ chương trình Executive Coaching, tôi nhận ra phát triển nội lực là điều quan trọng nhất"
2, Nâng cao khả năng lãnh đạo bằng khai vấn
Từ bối cảnh đó, phần thứ hai của sự kiện thảo luận về câu hỏi: Làm thế nào để người lãnh đạo nâng cao khả năng quản lý lãnh đạo của mình, đưa bản thân và tổ chức đến cấp độ thành công mới thông qua coaching. Tại phần 2 này, chúng tôi thảo luận về ba khía cạnh chính:
Từ trí tuệ cá nhân đến trí tuệ tập thể
Từ căng thẳng sang cân bằng
Từ ra mệnh lệnh đến truyền cảm hứng
Từ trí tuệ cá nhân đến trí tuệ tập thể
Khai thác trí tuệ tập thể (collective intelligence) là một chủ đề đang ngày càng được quan tâm trong thế giới quản trị. Tại sao cần trí tuệ tập thể và người lãnh đạo cần thay đổi tư duy như thế nào để tận dụng được trí tuệ tập thể?
Coach Nigel chia sẻ: “Khi thành lập và lãnh đạo doanh nghiệp, mức độ khó khăn phức tạp mà người lãnh đạo cần đối mặt cao hơn rất nhiều (không còn giống như khi chúng ta là nhân viên của một tổ chức nào đó). Đó là lý do người lãnh đạo cần lắng nghe nhiều hơn. Bạn không phải lúc nào cũng cần đưa ra giải pháp. Bạn có đội nhóm của mình và đôi khi việc của bạn là dừng lại, và đặt câu hỏi cho đội ngũ nhân sự. Sau đó, bạn lắng nghe ý kiến của nhân viên, tập hợp các góc nhìn, tôn trọng quan điểm của đội nhóm thay vì áp đặt ý kiến cá nhân.
Để thành công, người lãnh đạo cần đủ khiêm tốn để lắng nghe nhiều hơn, để tìm đến những sự trợ giúp khi cần, và tập trung vào những điều có thể đưa bạn đến với thành công. Có thể bạn sẽ phải “relearn” (học lại) nhiều thứ, phải chấp nhận rằng: “À, đã đến lúc tôi phải thay đổi phong cách lãnh đạo của mình”. Bạn cũng có thể tự hỏi mình những câu hỏi như: “Bạn cần thực hiện những sự thay đổi nào cho vai trò lãnh đạo mới của mình. Có kỹ năng/ điểm mạnh nào vốn từng đưa bạn đến thành công, nay không còn cần phải sử dụng nhiều đến thế nữa.
Đó cũng là lý do người lãnh đạo nên có coach bởi ai cũng có cái tôi của mình. Người coach sẽ giúp chúng ta vượt qua được cái tôi, giúp lãnh đạo nhìn sâu vào bản thân, tìm ra những điểm mù lãnh đạo và thay đổi từ đó”.
Đọc thêm bài viết: Executive Coaching là gì? Lợi ích cho doanh nghiệp, đội nhóm và lãnh đạo
Từ căng thẳng sang cân bằng
Như đã chia sẻ ở phần trước, hơn ai hết, nhà lãnh đạo phải đối mặt với những căng thẳng áp lực rất lớn. Tại phần này, các diễn ra tiếp tục thảo luận về cách thức để chuyển hoá căng thẳng thành cân bằng.
Coach Quách Hương có chia sẻ: Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó trước bất cứ tình huống khó khăn nào có thể nảy sinh trong tương lai, ngay cả khi cuộc sống bây giờ rất êm đềm. Chuẩn bị sẵn sàng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là cách tốt nhất.
Tôi nghĩ người lãnh đạo cần thành thực với chính bản thân mình. Lãnh đạo cần nhận thức được những triệu chứng của căng thẳng, nhận thức được giới hạn của bản thân. Họ cũng có thể tự đặt cho mình những câu hỏi như: Điều gì khiến tôi rơi vào tình trạng này? Khi nhận được sớm được vấn đề, lãnh đạo có thể điều chỉnh, kiểm soát trước khi tình hình trở nên quá tệ.
Tại Coach For Life, trong quá trình làm việc với các quản lý lãnh đạo, chúng tôi cũng khuyến khích họ thực hành tỉnh thức, ví dụ như thiền hàng ngày. Tỉnh thức đơn giản là việc ta nhận thức được về bối cảnh hiện tại, nhận biết được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân. Đôi khi chỉ cần một phút thở sâu, hít vào thở ra để điều hoà cảm xúc của mình. Trong nhịp sống bận rộn, các nhà lãnh đạo quên mất ưu tiên trong công việc và cuộc sống, họ có thể bị xao nhãng bởi những điều không quan trọng. Tỉnh thức giúp lãnh đạo nhìn sâu hơn vào cảm xúc và trạng thái của mình tại từng thời điểm cụ thể. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích nhà lãnh đạo thử thực hành tỉnh thức, và bắt đầu bằng những thực hành đơn giản nhất.
Đọc thêm bài viết: Hãy là một “lãnh đạo tỉnh thức” để vững vàng trong thế giới đầy biến động
Coach Nigel cũng bổ sung thêm: “Chúng ta không chỉ tỉnh thức mà còn bình tĩnh để nhìn nhận lại những mục tiêu trong cuộc sống. Tại sao bạn lại làm việc này? Bạn có đang hài lòng và hạnh phúc với công việc hiện tại hay không? Bạn có thể làm những gì để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta cần nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh, nhận ra được mình đang ở đâu và đang như thế nào trong bức tranh toàn cảnh ấy. Đây cũng là khía cạnh mà một người coach chuyên nghiệp có thể giúp ích rất nhiều. Họ giúp người lãnh đạo rõ ràng về tầm nhìn, về ưu tiên, đem đến những góc nhìn mới về khó khăn hiện tại".
Từ ra mệnh lệnh đến truyền cảm hứng
Khi hiểu hơn về coaching và coi đây là công cụ để hỗ trợ công việc quản lý lãnh đạo của mình, người lãnh đạo cũng sẽ dần học được cách thay đổi phong cách quản lý: thay vì ra mệnh lệnh một chiều, họ truyền cảm hứng và trao quyền để nhân viên cùng tạo ra sự thay đổi. Đây cũng là một sự thay đổi mới mà có thể thúc đẩy thành công và tốc độ phát triển của cả đội nhóm.
Coach Nigel có chia sẻ về khía cạnh này: Sự chuyển đổi từ ra mệnh lệnh đến truyền cảm hứng là một quá trình dài. Trước hết, hãy tự hỏi mình rằng: điều gì sẽ giúp truyền cảm hứng cho đội nhóm của bạn? Có phải là nghe nhiều hơn, tươi cười với nhân viên hơn, team building, phản hồi nhiều hơn, trao quyền cho cấp dưới của mình, để những người khác nhau điều phối cuộc họp, mở rộng những phần trao đổi ý tưởng trong cuộc họp,...? Có nhiều cách tiếp cận để truyền cảm hứng, và phần lớn đều khá linh hoạt.
Nếu chúng ta thực sự muốn tạo cảm hứng, chúng ta cần phải tạo ra sự đồng điệu với đội nhóm của mình, tạo ra một môi trường tích cực để họ cảm thấy thực sự thoải mái, họ có được tinh thần chủ động ở đó.
Coach Quách Hương cũng bổ sung thêm góc nhìn về khía cạnh này: Có 3 yếu tố quan trọng là tâm trí, cơ thể và cảm xúc. Khi lãnh đạo có thể nhận thức về bản thân ở ba khía cạnh này, khi mà họ kết nối được với chính bản thân mình, họ sẽ dễ dàng kết nối với những người khác. Khi lãnh đạo chân thực là chính mình (authentic leader), họ thành thật về bản thân, dám thể hiện điểm yếu của mình…, họ sẽ có thể kết nối sâu với người khác. Sự truyền cảm hứng sẽ diễn ra khi lãnh đạo biết lắng nghe, tạo ra niềm tin với nhân viên, có kỹ năng đặt câu hỏi mạnh mẽ. Theo thời gian, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được thắt chặt, và cảm hứng được lan tỏa trong cả tổ chức. Đó cũng là điều tôi quan sát được khi triển khai văn hoá coaching cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đọc thêm bài viết: Lãnh đạo có thể là chính mình hay không? (Coach Quách Hương)
Sau sự kiện, Coach For Life cũng nhận được những phản hồi tích cực từ người tham dự như: “Cảm ơn BTC đã tiếp sức và khởi động cho ngày cuối tuần hứng khởi cho các ace. Call to action của ngày hôm nay: Ai cũng cần có coach”.
“Hôm nay tôi đã tập trung nghe toàn bộ buổi hội thảo. Các diễn giả nói trúng vấn đề mà bấy lâu nay tôi vẫn suy nghĩ. Đúng là làm lãnh đạo, đôi khi phải hạ bớt cái tôi, để lắng nghe nhiều hơn, để chấp nhận những lời góp ý, để tìm đến những sự đồng hành và trợ giúp chuyên nghiệp khi cần”.
Coach For Life rất vui khi có thể đóng góp một phần nhỏ trên hành trình phát triển và hướng tới thành công đột phá của các nhà lãnh đạo. Hy vọng rằng, sự kiện đã để lại những dư âm tích cực, giúp các nhà lãnh đạo có thêm định hướng và ý tưởng để chuyển hoá bản thân và phát triển đội nhóm trong thời gian sắp tới.
—-
Nếu như bạn mong muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ khai vấn dành cho quản lý lãnh đạo cấp điều hành,
- Bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.coachforlife.vn/khai-van-danh-cho-lanh-dao
- Hoặc tải xuống ebook miễn phí “Những điều doanh nghiệp cần biết về dịch vụ khai vấn lãnh đạo cấp điều hành”: https://www.coachforlife.vn/ebook-executive-coaching...
Nếu như bạn mong muốn phát triển khả năng ứng dụng coaching trong công việc quản lý lãnh đạo,
- Bạn có thể đăng ký bản tin Leader As Coach miễn phí: https://leaderascoach.substack.com/
- Nghe podcast cùng tên tại: https://open.spotify.com/show/4SQlRZb7YjhrKDgKh7zD0D...
- Hoặc tham khảo khóa học Leader As Coach tại đây: https://www.coachforlife.vn/leader-as-coach
Comments