Khi thực hiện Khảo sát “Hiệu quả, vai trò của việc ứng dụng Coaching trong quản lý thách thức đối với doanh nghiệp, lãnh đạo trong thời kỳ biến động” trong hơn 100 doanh nghiệp, tổ chức quy mô đa dạng đang hoạt động tại Việt Nam, Coach For Life nhận thấy nổi lên 03 mong muốn rất cấp bách và thiết thực từ chính lãnh đạo và các quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp này là: xây dựng văn hóa Coaching trong doanh nghiệp, thành thạo kỹ năng Coach để lãnh đạo tốt hơn và ứng dụng Coaching cho đội nhóm.
Từ những mối quan tâm lớn này, Coach For Life đã tổ chức sự kiện Leader Talk 03: Coaching Culture - Không bây giờ thì bao giờ, nhằm đem đến cho các lãnh đạo một bức tranh toàn cảnh, thực tế nhất về lộ trình và công thức thành công khi xây dựng văn hoá Coaching trong doanh nghiệp.
Sáng thứ 7 (19/02) vừa rồi, Leader Talk 03 đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự có mặt của hơn 200 quản lý, lãnh đạo cấp cao đến từ nhiều doanh nghiệp trên cả nước và những chia sẻ đầy tâm huyết của các khách mời: Ông Đặng Minh Phương - Managing Director khu vực miền Bắc Saint Gobain, bà Võ Hằng - Giám đốc Nhân sự Công ty Maxport, bà Đào Tuyết Mai - Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank và coach Quách Hiền - CEO Coach For Life. Sự kiện được dẫn dắt bởi Coach Quách Hương - Founder Coach For Life.
Cùng chúng tôi nhìn lại những kiến thức, kinh nghiệm quý giá đã được trao đổi tại sự kiện.
1, Lãnh đạo được coach và có kỹ năng coach sẽ tạo ra sự khác biệt
Tại phần một của sự kiện, các lãnh đạo cấp cao của ba tổ chức lớn Maxport, Saint Gobain và Vietinbank chia sẻ về lý do thúc đẩy họ triển khai văn hóa coaching trong doanh nghiệp của mình.
Bà Võ Hằng cho biết, Maxport khởi đầu hành trình với coaching từ việc tổ chức khóa Executive Coach 1:1 cho 6 lãnh đạo cấp cao vào năm 2018. Sau khóa học, những người tham gia nhận ra coaching giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và đa chiều để cải thiện bản thân, phát triển đội nhóm theo hướng bền vững. Đó là dấu mốc khởi đầu Maxport bắt đầu triển khai việc đưa văn hóa coaching sâu rộng vào trong tổ chức.
Ông Đặng Minh Phương nhớ lại những ngày đầu Executive Committee cùng các quản lý cấp trung của Saint Gobain tham gia học coaching năm 2018, với suy nghĩ đơn giản là tìm hiểu một kỹ năng mới. Thời gian đầu thực hành kỹ năng này, mọi thứ khá bỡ ngỡ và khó khăn bởi mọi người vẫn còn thói quen chỉ đạo, ra quyết định một chiều cho cấp dưới. Dần dà, coach giúp các lãnh đạo chậm lại, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, lắng nghe ý kiến từ cấp dưới để định hướng họ tháo gỡ các vấn đề trong công việc. Từ con số 10 coach và 15 coachee, sau 4 năm, Saint Gobain đã có 80 coach, 100 coachee thường xuyên, 500 phiên coach được thực hiện mỗi năm. Tổ chức đã có những thành công nhất định trên con đường hình thành văn hóa coaching, khảo sát về mức độ gắn bó và cam kết của nhân viên tăng rõ rệt trong 2 năm gần đây.
Triển khai văn hóa coaching là một dự án lớn về quy mô tài chính lẫn thời gian của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank năm 2020. Tuy nhiên, bà Đào Tuyết Mai tự tin khẳng định rằng: “Dự án đã đi đúng hướng và chi phí bỏ ra xứng đáng với giá trị mà chúng tôi thu được.”
Từ góc nhìn của người triển khai coaching và đưa coaching vào trong các doanh nghiệp, Coach Quách Hiền chia sẻ, các doanh nghiệp ban đầu tìm đến coaching thường ít khi nghĩ đến câu chuyện đường dài, mà chỉ xuất phát từ nhu cầu quản lý hiệu quả cho lãnh đạo. Theo khảo sát của Coach For Life năm 2020 - 2021, 75% doanh nghiệp khi triển khai coaching thì trước tiên tập trung vào đội ngũ quản lý, lãnh đạo. Khi quản lý lãnh đạo được trải nghiệm coaching, hiểu được những giá trị nhân văn và thực tế của phương pháp này, họ sẽ tích cực ủng hộ và sẵn sàng đầu tư cho dự án đưa coaching vào văn hoá doanh nghiệp.
2, Câu chuyện thực tế khi triển khai văn hóa coaching
Tại panel 2, các diễn giả tiếp tục chia sẻ về cách thức triển khai, khó khăn, thách thức, yếu tố quyết định thành công, và những bài học thực tế khi triển khai văn hóa coaching.
Sau 2 năm, kể từ 2020, bà Đào Tuyết Mai cho biết, từ việc chỉ biết Coaching ở mặt lý thuyết, giờ đây, quản lý lãnh đạo đã có thể ứng dụng sâu, có nhiều cơ hội để tự thực hành Coach với nhau và Coach cho nhân viên của mình. Các hoạt động chia cặp, phân nhóm coach với nhau được xây dựng, dưới sự ghi nhận, đồng hành của ban tổ chức và của Coach For Life. Nhiều lãnh đạo chia sẻ họ đã có những thay đổi lớn trong suy nghĩ, luôn hướng đến việc đồng hành hỗ trợ nhân viên tìm cách giải quyết vấn đề. Từ đó, nhân viên sẵn sàng nhận những việc khó khăn, thậm chí vượt quá KPI của họ. Ngoài ra, một số cán bộ đã lựa chọn trở thành các giảng viên chuyên nghiệp về Coaching, giảng dạy cho đội ngũ quản lý của cả hệ thống. Ở cấp độ tập thể, môi trường làm việc có sự gắn kết rõ rệt, mọi người luôn hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Dự án kết thúc sau 6 tháng, tuy nhiên đến giờ vẫn tiếp tục được duy trì bằng việc tiếp tục triển khai đào tạo cơ bản và chuyên sâu, duy trì các hoạt động tiếp nối để hỗ trợ thực hành coaching như e-learning, workshop…
Thành công tương tự cũng đến với Maxport sau chương trình Executive Coach của 6 lãnh đạo cấp cao cùng Coach Quách Hương. Sau khi chính mình được trải nghiệm coach, ban lãnh đạo nhận ra giá trị nhân văn của coaching, sẵn sàng triển khai coaching sâu rộng xuống nhóm quản lý cấp trung và các tài năng trẻ (key talent). Văn hóa coaching được lan tỏa đến toàn doanh nghiệp, theo lộ trình rõ ràng, chuyên nghiệp. Bắt đầu từ việc nghiên cứu mong muốn của các quản lý, sau đó truyền thông đến toàn tổ chức về việc coaching là gì và vì sao cần áp dụng coaching. Kế đến là thành lập “core team” của dự án để tham gia đào tạo, thực hành bài bản. Sự cam kết của 6 director và 28 thành viên trong core team đã mang đến giá trị rất lớn cho tổ chức.
Chặng đường 4 năm triển khai văn hóa coaching trong tổ chức của Saint Gobain cũng trải qua rất nhiều gập ghềnh, qua chia sẻ từ ông Đặng Minh Phương. Theo ông, cần có sự cam kết của lãnh đạo từ cấp cao cho đến cấp trung, cùng với sự nhận thức đầy đủ của nhân viên về coaching và giá trị của nó. Bí quyết thành công của Saint Gobain là sự đầu tư nguồn lực, cả về thời gian, tài chính lẫn sự kiên nhẫn, cộng với việc may mắn có những nhân tố yêu thích coach trong đội ngũ.
Coaching giúp tổ chức trở nên tốt hơn, tuy nhiên, những ngộ nhận, sai lầm trong quá trình triển khai sẽ gây lãng phí thời gian và nguồn lực, Coach Quách Hiền cho biết. Những sai lầm mà tổ chức thường gặp phải là chưa hiểu đúng về coaching và cho rằng chỉ cần chương trình đào tạo một lần là xong. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, khảo sát về những vấn đề cốt lõi (như mục tiêu, nguồn lực…) làm chưa tới, dẫn đến thiết kế sai lộ trình, gây ra việc “đứt gãy” trong quá trình triển khai.
Trong phần trả lời câu hỏi, cả ba diễn giả đến từ Maxport, Saint Gobain và Vietinbank đều thống nhất quan điểm về cách đo lường hiệu quả của coaching trong doanh nghiệp là không đưa nó vào KPI mà theo dõi thông qua các khảo sát, đánh giá của nhân viên, và tạo điều kiện cho mọi người ghi nhận nỗ lực, trao đổi, chia sẻ để hỗ trợ nhau tốt hơn. Khi coaching trở thành văn hóa, thói quen đã được hình thành, các phiên coach diễn ra một cách thường xuyên, tự nguyện và mọi người đều nhận ra giá trị của việc này. Trong thời kỳ VUCA, lãnh đạo cần có kỹ năng kết nối con người với con người một cách sâu sắc. Khi từng bánh xe hoạt động trơn tru và hướng tới mục tiêu chung, toàn cỗ máy mới hoạt động hiệu quả.
3, Giới thiệu nội dung Whitepaper: Xây dựng văn hoá Coaching trong doanh nghiệp - Mô hình xây dựng cơ bản và những câu chuyện thực tế
Chứng kiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid trong 2 năm qua và mong muốn đo lường, tìm hiểu các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn biến động để tìm cách giúp các doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn đó, vào tháng 8/2021, Coach For Life đã thực hiện khảo sát: “Hiệu quả, vai trò của việc ứng dụng Coaching trong quản lý thách thức đối với doanh nghiệp, lãnh đạo trong thời kỳ biến động.” Khảo sát được thực hiện với các lãnh đạo, quản lý trong hơn 100 tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, cũng như thực tế triển khai nhiều dự án xây dựng văn hoá Coaching trong doanh nghiệp, Coach For Life đi vào trọng tâm nội dung của whitepaper với 3 phần chính sau:
Phần 1. Những điều cần biết về xây dựng Văn hóa Coaching
Tại phần này, Coach For Life giải thích định nghĩa về văn hoá Coaching, các lợi ích quan trọng mà Coaching có thể mang đến cho sự phát triển của cả tổ chức, những điều cần chú ý khi doanh nghiệp mong muốn xây dựng văn hoá Coaching trong tổ chức và những rào cản thường gặp của các doanh nghiệp, bao gồm: thiếu thời gian, thiếu ngân sách và thiếu chiến lược tổng thể để triển khai đồng bộ, nhất quán.
Phần 2. Xây dựng văn hoá Coaching theo mô hình của Coach For Life
Coach For Life giới thiệu một lộ trình cơ bản về việc đưa Coaching vào văn hoá doanh nghiệp, bao gồm các bước:
Nghiên cứu tổ chức
Truyền thông nội bộ
Khai vấn cho quản lý và lãnh đạo cấp cao
Phát triển kỹ năng coaching cho đội ngũ quản lý
Tư vấn phát triển sáng kiến coaching trong tổ chức
Xây dựng đội ngũ đào tạo và coach nội bộ
Tại từng bước, Coach For Life chỉ rõ mục tiêu từng giai đoạn, thời gian dự kiến, những khó khăn thường gặp và gợi ý các hoạt động, cách thức để doanh nghiệp triển khai được hiệu quả nhất. Tùy vào nhu cầu, độ lớn và đặc thù từng doanh nghiệp, mô hình này sẽ được điều chỉnh phù hợp (khoảng từ 12 đến 24 tháng).
Phần 3. Những câu chuyện thực tế về triển khai văn hóa Coaching
5 case study thực tế, ở cả quốc tế và Việt Nam, để người đọc có cái nhìn chân thật và gần gũi nhất về thực tế triển khai văn hoá Coaching trong doanh nghiệp, từ mục tiêu mà các doanh nghiệp đặt ra khi triển khai văn hoá Coaching, từng giai đoạn họ đã đi qua, thách thức trong từng giai đoạn, đến cách họ vượt qua những thách thức đó và các bài học kinh nghiệm xương máu rút ra từ toàn bộ hành trình. Cụ thể, 5 doanh nghiệp được phân tích trong white paper là:
● GlaxoSmithKline (GSK)
● Hãng nội thất IKEA
● Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank
● Saint-Gobain Việt Nam
● Maxport Limited Vietnam
Để đọc toàn bộ tài liệu, anh/ chị vui lòng truy cập link này:
Những thông tin đến từ sự kiện Leader Talk 03: Coaching Culture - Không bây giờ thì bao giờ cho thấy Coaching đang được sử dụng ngày một nhiều hơn, được ưu tiên hơn và mang lại nhiều lợi ích, thậm chí vượt ra cả những mục tiêu ban đầu mà các tổ chức đề ra. Doanh nghiệp muốn triển khai văn hóa coaching hiệu quả cần có cái nhìn đúng, lộ trình rõ ràng và sự kiên trì. Bên cạnh đó, nên đặt ra những chỉ số liên quan tới Coaching rõ ràng hơn và liên kết nó với mục tiêu, kết quả của tổ chức để dễ dàng chứng minh giá trị mà Coaching mang lại.
Cảm ơn hơn 200 quản lý, lãnh đạo đã dành buổi sáng cuối tuần để cùng nhau chia sẻ những điều thú vị về triển khai văn hóa coaching trong doanh nghiệp. Hẹn gặp lại quý anh/ chị trong các sự kiện Leader Talk tiếp theo.
Triển khai văn hóa coaching là một hành trình dài hạn, cấp quản lý, lãnh đạo có thể khởi đầu hành trình này bằng chương trình Khai vấn dành cho Lãnh đạo và Coach chuyên nghiệp. Tại khoá học, lãnh đạo sẽ được học tập những kiến thức, kỹ năng cơ bản về coaching, cách ứng dụng coaching trong công việc quản lý để kết nối đội nhóm, nâng cao hiệu suất nhân viên, làm chủ cảm xúc bản thân, tìm được sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống và rất nhiều kỹ năng khác. Chương trình được chứng nhận 60 giờ bởi Liên Đoàn Khai Vấn Quốc Tế ICF & CCA.
Thông tin chi tiết về khóa học này, anh/chị có thể tìm đọc tại: https://training.coachforlife.vn/
Thời gian: thứ 6, 7, CN (11,12,13/03/2022) và thứ 7, CN ngày 16,17/04/2022
Comments