top of page

4 chiến lược giúp quản lý trẻ làm việc hiệu quả với nhân viên lớn tuổi hơn mình

Đã cập nhật: 22 thg 12, 2023

Làm sao để lãnh đạo hiệu quả cả những nhân viên lớn tuổi hơn mình? Đó là một trong những câu hỏi thường gặp nhất với các quản lý trẻ tuổi.

Với các quản lý trẻ, họ được cân nhắc để làm quản lý thường vì họ có năng lực chuyên môn tốt, khả năng giải quyết công việc hiệu quả, có nhiều tiềm năng phát triển trong tổ chức và thể hiện mong muốn cống hiến lâu dài. Mặc dù có chuyên môn tốt, nhưng ở độ tuổi còn khá trẻ (thường là thế hệ millennial hoặc thậm chí Gen Z), họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc với con người, điều phối đội nhóm. Họ không ý thức được rằng, khi ở vị trí quản lý lãnh đạo, nhiệm vụ quan trọng nhất của họ không phải là giải quyết công việc, mà là tối ưu tiềm năng đội nhóm, truyền cảm hứng để nhân sự hành động, xây dựng văn hoá đội nhóm lành mạnh để tất cả thành viên phối hợp hiệu quả với nhau.

Làm việc hiệu quả với nhân sự lớn tuổi hơn mình là một thử thách mà bạn cần vượt qua nếu như là một quản lý trẻ tuổi. Bạn cần xây dựng được sự tự tin, chín chắn, tạo dựng lòng tin tưởng và sự hợp tác với mọi nhóm nhân sự.

Dưới đây là 4 chiến lược bạn có thể áp dụng vào thực tế.

Mục lục



Ebook: 12 tình huống ứng dụng Coaching trong thực tế doanh nghiệp của Coach For Life

>> Ebook: 12 tình huống ứng dụng Coaching trong thực tế doanh nghiệp <<




4 chiến lược để làm việc hiệu quả với nhân viên lớn tuổi

1, Nhận thức đúng về những lo lắng của bản thân

“Tôi còn trẻ quá; Tôi có vẻ non kinh nghiệm; Tôi sợ các đồng nghiệp sẽ không coi trọng mình; Làm thế nào để cấp dưới tôn trọng tôi?”. Nếu bạn đang có những suy nghĩ này trong tâm trí, đây là vấn đề đầu tiên mà bạn cần tự làm việc với chính mình.

Khi chính bạn mang những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn sẽ ngay lập tức thể hiện sự thiếu tự tin trong mọi giao tiếp, cách làm việc với đội nhóm của mình. Và tất cả những suy nghĩ lo lắng đó sẽ trở thành hiện thực.

Để giải quyết những lo lắng này, hãy chứng minh điều ngược lại. Bạn có thể tự hỏi bản thân rằng: “Liệu tôi có được thăng chức quản lý nếu cấp trên và công ty nghĩ rằng tôi không đủ năng lực?”. Hãy luôn nhắc nhở bản thân: Bạn xứng đáng với vị trí bạn đang có và việc bạn cần làm tại thời điểm này là chứng minh năng lực làm việc và quản lý của mình, chứ không phải lo lắng.

Khi phát triển sự tự nhận thức cao về bản thân, bạn sẽ có được sự vững vàng từ bên trong, có sức bền để trải qua những thử thách trong vị trí mới.
Khi phát triển sự tự nhận thức cao về bản thân, bạn sẽ có được sự vững vàng từ bên trong, có sức bền để trải qua những thử thách trong vị trí mới.

Bạn cần phát triển sự tự nhận thức cao về bản thân, nhận biết rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong vai trò quản lý, những cảm xúc bạn có trong những ngày tháng đầu khi nhận trọng trách mới, đặc biệt là khi làm việc với những người lớn tuổi hơn mình. Khi phát triển sự tự nhận thức cao về bản thân, bạn sẽ có được sự vững vàng từ bên trong, có sức bền để trải qua những thử thách trong vị trí mới. Sự tự nhận thức bản thân cũng là một trong những trọng tâm khoá học Leader As Coach - khoá học được Coach For Life xây dựng nhằm giúp các quản lý nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.

2, Phát huy khả năng gắn kết đội nhóm với mục tiêu chung

Để quản lý những người lớn tuổi hơn mình, bạn cần phát triển khả năng ra quyết định đúng đắn, biết gắn kết các thành viên khác nhau trong đội nhóm, có khả năng giữ bình tĩnh trước những thời điểm quan trọng, từ đó có thể tạo tầm ảnh hưởng tích cực đến những nhân viên của mình.

Bạn cũng cần xác định và giao tiếp rõ ràng các mục tiêu chung của đội nhóm với tất cả các thành viên. Khi mọi người hiểu được mình đang cố gắng về điều gì, và vai trò của từng thành viên trên chặng đường đạt được mục tiêu đó, họ sẽ nâng cao sự hợp tác.

Hãy lưu ý rằng, điểm mạnh của nhân sự nhiều tuổi chính là kinh nghiệm. Và kinh nghiệm của họ có thể sẽ giúp bạn tinh chỉnh, tối ưu ý tưởng của mình. Vì thế, hãy luôn tạo không khí cởi mở cho những cuộc đối thoại hai chiều, không ngần ngại học hỏi thêm từ chính nhân viên của mình.

3, Xây dựng sự tự tin & không sợ gây tổn thương

Sự tự tin đến từ việc bạn vừng vàng từ bên trong. Bạn hiểu rõ năng lực của mình và lý do bạn được bổ nhiệm lên vị trí quản lý, bạn biết rõ mình có thể làm gì để phát triển đội nhóm của mình. Sự tự tin cũng thể hiện qua phong thái bên ngoài. Đi ngay, đứng thẳng, giao tiếp bằng mắt; sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh quan điểm & duy trì ngôn ngữ cơ thể mạnh mẽ. Đó là những việc quan trọng bạn cần làm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng sự tự tin trong chính mình. Bởi nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, thì đội nhóm của bạn cũng sẽ nhận ra điều đó. Kết quả là họ sẽ nghi ngờ khả năng quản lý, lãnh đạo của bạn.

Đồng thời, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc gây tổn thương cho các thành viên trong đội nhóm khi thẳng thắn chia sẻ những mặt chưa tốt, những điểm cần phải cải thiện. Thẳng thắn không đồng nghĩa với việc bạn muốn làm tổn thương người khác. Chỉ cần bạn chắc chắn rằng, ý định của bạn khi nói ra những điều này là giúp họ tiến bộ, giúp đội nhóm phát triển hơn nữa.

Bạn sẽ không thể trở thành một quản lý tuyệt vời chỉ trong một ngày, nhưng việc trung thực nhìn nhận thách thức của đội nhóm và luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến, học hỏi từ những người xung quanh là tiền đề để bạn trở thành một nhà quản lý thành công.

Khi bạn chia sẻ ý tưởng của mình, hãy gợi mở cho đội nhóm có cơ hội được phản biện vấn đề
Khi bạn chia sẻ ý tưởng của mình, hãy gợi mở cho đội nhóm có cơ hội được phản biện vấn đề

Khi bạn chia sẻ ý tưởng của mình, hãy gợi mở cho đội nhóm có cơ hội được phản biện vấn đề. Hãy cho họ biết rằng bạn rất coi trọng ý kiến và kinh nghiệm của họ. Những câu nói bạn có thể áp dụng trong các cuộc bàn luận như “Đây là điều tôi đã nghĩ, và đây là lý do tại sao.… Bạn nghĩ sao? Bạn có đồng ý không? Không đồng ý? Có điều gì chúng ta đang thiếu ở đây không? Tôi thích những suy nghĩ và phản hồi của bạn".

Và để những cách thức này có hiệu quả, bạn phải biết tiếp thu ý tưởng và quan điểm của họ, minh bạch về mong muốn xây dựng mối quan hệ của bạn với đội nhóm.

4, Hãy trở thành một nhà lãnh đạo thấu cảm & hào phóng

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có sự thấu cảm. Khi biết thấu cảm, bạn sẽ biết cách để hỗ trợ và đáp ứng với những khó khăn, nhu cầu của từng người trong đội nhóm. Để phát triển khả năng thấu cảm, một kỹ năng thiết yếu đi kèm là kỹ năng lắng nghe sâu. Khi bạn biết cách lắng nghe không phán xét, bạn sẽ dễ dàng thấu cảm với người khác và tạo dựng được những gắn kết sâu sắc. Đó cũng là một trong những kỹ năng quan trọng nếu quản lý lãnh đạo muốn ứng dụng coaching vào công việc của mình.

Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ đội nhóm nếu bạn hào phóng về thời gian, năng lượng, nguồn lực của họ và biết đưa ra những phản hồi, những sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực.

Sự hào phóng có thể được thể hiện thông qua những hành động cụ thể như là dành thời gian tự hỏi bản thân: “Làm cách nào tôi có thể làm cho cuộc sống của các thành viên trong nhóm mình tốt hơn hoặc dễ dàng hơn?; Tôi có thể làm gì để giúp mọi người hoàn thành công việc của mình?; Làm cách nào để tôi có thể là người ủng hộ các ý tưởng hoặc hỗ trợ xây dựng, thực thi các đề xuất ​​của họ?; Làm thế nào để tôi có thể định hướng những việc họ nên làm cho đúng hoặc biết cách ủng hộ họ khi mọi việc diễn ra không như ý muốn?”.

Khi quản lý đội nhóm với những người lớn tuổi hơn, bạn cần hiểu rằng, họ đang ở một giai đoạn cuộc đời rất khác với bạn
Khi quản lý đội nhóm với những người lớn tuổi hơn, bạn cần hiểu rằng, họ đang ở một giai đoạn cuộc đời rất khác với bạn

Khi quản lý đội nhóm với những người lớn tuổi hơn, bạn cần hiểu rằng, họ đang ở một giai đoạn cuộc đời rất khác với bạn. Vì thế, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về họ, để nhìn thấy đâu là rào cản họ có thể gặp phải, bạn có thể làm gì để hỗ trợ họ, hoặc thậm chí là ngồi xuống chia sẻ, cùng tìm ra giải pháp phù hợp. Ví dụ, bạn có thể thấy hình ảnh một nhân viên lớn tuổi đang dạy con học trong giờ làm việc. Bạn sẽ làm gì để họ có thể có thời gian làm việc, vừa có thời gian dành cho con?

Tuổi tác không bao giờ là yếu tố quyết định sự thành công của bạn trong vị trí lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo vĩ đại, ở mọi lứa tuổi, biết thể hiện sức mạnh và sự khiêm tốn, thể hiện sự sẵn sàng học hỏi và cũng có khả năng đưa ra quyết định. Và hãy nhớ, gạt bỏ đi định kiến để xây dựng một đội nhóm vững chắc là mấu chốt để bạn dấn thân vào vai trò lãnh đạo mới của mình, cho dù bạn ở vị trí nào.

Tạm kết

Đồng hành cùng bạn trong vai trò mới, chương trình Leader As Coach của Coach For Life sẽ cung cấp những công cụ giúp các quản lý, lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn, bắt đầu từ việc thấu hiểu bản thân, tập trung năng lượng, gắn mục tiêu sự nghiệp với mục tiêu cuộc đời cho tới thấu hiểu người khác để quản lý đội nhóm, áp dụng kỹ năng coaching để nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc và quản trị nhân sự.
Khi hoàn thành chương trình, mỗi quản lý, lãnh đạo sẽ mang theo mình sự tự tin, khả năng kiểm soát cảm xúc, những kế hoạch hành động để tăng cường năng lực quản lý, phát triển tiềm năng con người cùng kỹ năng coaching hiệu quả.
Tìm hiểu về chương trình Leader As Coach tại đây.

bottom of page