Người lãnh đạo hướng nội có thể tạo nên sự kết nối sâu sắc, có khả năng lắng nghe chủ động và vững vàng trước những biến động.
Nhiều người cho rằng sự hướng nội là một rào cản đối với khả năng lãnh đạo và quản lý con người. Thế nhưng, khả năng lãnh đạo đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng và các đặc tính riêng. Chắc chắn, không chỉ có người hướng ngoại mới trở thành những người lãnh đạo giỏi.
Trên thực tế, sự hướng nội là một tài sản vô giá cho những ai hiểu và tận dụng nó một cách hiệu quả. Người lãnh đạo có xu hướng hướng nội cũng có nhiều điểm đặc biệt mà nên được công nhận và khai thác nhiều hơn.
Mục lục
Hướng nội là gì? Giải nghĩa về Hướng nội & Hướng ngoại
Carl Jung nhận định rằng, những người hướng nội là những người lấy năng lượng từ việc ở một mình. Thông thường, những hướng nội có xu hướng tránh những hoạt động xã hội không quá cần thiết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Điều quan trọng là chúng ta không nên đánh đồng sự hướng nội, tĩnh lặng với sự nhút nhát rụt rè. Bảng dưới đây sẽ so sánh một số điểm khác biệt giữa người hướng ngoại và người hướng nội.
Người hướng ngoại | Người hướng nội |
Lấy năng từ việc tương tác với mọi người | Lấy năng lượng từ việc ở một mình |
Thẳng thắn, nói nhiều | Tĩnh lặng |
Học thông qua làm việc trực tiếp | Học thông qua quan sát |
Có xu hướng thích thú khi tham gia những hoạt động xã hội | Có xu hướng thích thú khi tham gia những hoạt động xã hội có quy mô nhỏ |
Thường nói ra những suy nghĩ của mình | Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói điều gì |
Thể hiện cảm xúc như chúng là | Có xu hướng kìm nén cảm xúc |
Thường xuyên bị mất tập trung | Có thể tập trung trong thời gian dài |
Quyết đoán trong việc đưa ra quyết định | Cần nhiều thời gian để đưa ra quyết định |
Nguồn: Thuyết Carl Jung
Theo ước tính hiện tại, khoảng 30-50% dân số thế giới cho thấy họ có đặc điểm của người hướng nội. Tuy nhiên, trong giới kinh doanh, tỷ lệ này lại có phần khác biệt, với 96% những giám đốc điều hành cấp cao trên toàn thế giới đều là người hướng ngoại.
Bằng chứng thực tế là những người tự nhận mình là người hướng nội thường gặp khó khăn khi đảm nhận vai trò là người lãnh đạo cấp cao. Lý giải cho trường hợp này là định kiện lâu đời về đặc tính của người hướng nội.
Văn hoá và lịch sử đã định hình cách chúng ta suy nghĩ về lãnh đạo như thế nào?
Hàng trăm nghiên cứu trong những năm gần đây đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về điều gì tạo nên thành công của một nhà lãnh đạo, đồng thời tiết lộ cách các yếu tố văn hóa đang định hình lối suy nghĩ của chúng ta.
Sự thấu hiểu về lãnh đạo đã thay đổi đáng kể theo thời gian. Trước đây, người ta nhấn mạnh vào việc người lãnh đạo đó có thể mang lại thành công như thế nào cho tổ chức, còn hiện tại, nhiều người có xu hướng nhấn mạnh vào sức hút và kỹ năng giao tiếp của một người lãnh đạo.
Thực tế, đây là 5 lầm tưởng về năng lực lãnh đạo mà đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều người
Lầm tưởng #1: Người lãnh đạo không bao giờ mắc lỗi.
Lầm tưởng #2: Người lãnh đạo giỏi nên là người hướng ngoại.
Lầm tưởng #3. Có một kiểu lãnh đạo mà hiệu quả với tất cả mọi người
Lầm tưởng #4: Người lãnh đạo không nên thể hiện sự tổn thương của bản thân.
Lầm tưởng #5: Người lãnh đạo luôn phải trở thành người đứng đầu ở mọi lĩnh vực
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Jack Zenger và Joseph Folkman trên hơn 300,000 những người lãnh đạo doanh nghiệp, có một số đặc điểm khiến người hướng nội có thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nhất.
Họ thúc đẩy kết quả
Họ thể hiện chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên nghiệp
Họ thể hiện tư duy chiến lược
Họ giao tiếp hiệu quả
Họ biết cách xây dựng sự kết nối và các mối quan hệ
Họ giải quyết vấn đề hiệu quả
Họ đổi mới sáng tạo
Họ quan tâm đến phát triển bản thân
Họ truyền cảm hứng và thúc đẩy những người khác
Họ thể hiện tính chính trực và trung thực cao
Nếu bạn xem xét cẩn thận những đặc điểm trên, không có đặc điểm nào mâu thuẫn với bản chất của người hướng nội.
Rất nhiều người cho rằng lãnh đạo thì cần hướng ngoại. Sự thật là, nhóm những người năng lượng cao, hào sảng, ưa nhìn… chỉ là một kiểu lãnh đạo. Một lãnh đạo giỏi có thể có nhiều đặc điểm tính cách khác nhau.
Một số người nghĩ rằng người hướng ngoại là những người lãnh đạo giỏi, tuy nhiên bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lỗi lạc nhất trên thế giới ngày nay đều là những người hướng nội.
Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Marissa Mayer và Elon Musk đều là những nhân vật nổi tiếng đại diện cho những đặc tính của người hướng nội. Ngoài ra, chúng ta cũng biết đến những người hướng nội trong lịch sử như Abraham Lincoln, Eleanor Roosevelt, Albert Einstein, Rosa Parks, và Mahatma Gandhi.
Vậy bạn đã từng nghĩ rằng họ là những người lãnh đạo tệ?
Cả hai kiểu lãnh đạo đều cần thiết trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do vì sao những nhà lãnh đạo hướng nội thậm chí có thể tốt hơn so với những nhà lãnh đạo hướng ngoại.
Sức mạnh đặc biệt đằng sau những nhà lãnh đạo hướng nội
1, Họ là những người lắng nghe tuyệt vời
Không giống với những người hướng nội, những người hướng ngoại có xu hướng nói nhiều hơn là lắng nghe. Kể cả khi họ im lặng, họ đang chờ cơ hội tiếp theo để được thể hiện trong cuộc trò chuyện.
Mặt khác, một người hướng nội muốn có một bức tranh tổng thể trước khi đưa ra quyết định, vậy nên họ thường có khả năng lắng nghe từng lời người khác chia sẻ. Họ sẽ dành không gian để lắng nghe ý tưởng của người khác và học hỏi từ những điều họ đã trải qua. Với tư cách là một lãnh đạo, trở thành một người chủ động lắng nghe trải nghiệm, quan điểm của mọi người và đưa ra phản hồi (hoặc nhận phản hồi) là yếu tố quan trọng để đảm bảo nhóm có sự hỗ trợ mà các thành viên cần.
Đọc thêm: N
2, Họ cẩn trọng những phát ngôn
Người hướng nội thông thường không phải kiểuNhngười chỉ muốn nghe tiếng nói riêng của họ. Bản chất quan sát và xu hướng lên kế hoạch kĩ lưỡng trước khi truyền tải bất cứ điều gì tạo nên sự khác biệt trong họ. Khi một người nhà lãnh đạo hướng nội phát biểu, mọi người có cảm giác cần phải nghe gần như toàn bộ bài phát biểu, bởi họ biết sẽ có điều cần phải lắng nghe.
Mặc dù một nhà lãnh đạo hướng ngoại có thể dễ dàng khi khen ngợi mọi người một cách thường xuyên và công khai, nhưng sức mạnh của người hướng nội nằm ở sự cẩn thận lựa chọn ngôn từ và thời điểm khi khen ngợi một ai đó. Kết quả là, sự công nhận của những người lãnh đạo hướng nội có xu hướng tác động tại thời điểm quan trọng nhất.
3, Họ giỏi quan sát.
Nhà lãnh đạo hướng nội giỏi quan sát. Họ sẵn sàng ngồi lại và quan sát một tình huống cụ thể, để người khác nói trước và xem xét tình hình mọi thứ trước khi tham gia vào cuộc trò chuyện. Bằng cách này, họ có khả năng phân tích vấn đề từ một quan điểm khách quan khác và đưa ra quyết định tốt hơn.
Công cụ (kĩ năng) quan sát sắc bén này cũng đưa tới những lợi ích khác. Những nhà lãnh đạo hướng nội tập trung vào việc quan sát đầu tiên và có thể dễ dàng nhận thấy những điều nhỏ bé mà những người khác thường bỏ qua. Chẳng hạn như, nỗ lực để cải thiện bản thân, thay đổi về ngoại hình lẫn hành vi của nhân viên…. Khi lãnh đạo chia sẻ những quan sát này với nhân viên của mình, họ sẽ thấy rằng nỗ lực của họ được chú ý, có giá trị và công nhận.
4, Họ chủ động và độc lập
Là một lãnh đạo, bạn cần làm việc trong một đội nhóm. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm bạn cần tập trung vào những vấn đề quan trọng mà chỉ bạn có thể làm được.
Như đã đề cập phía trên, những nhà lãnh đạo hướng nội có thể ở một mình trong một khoảng thời gian dài, điều này cho phép họ tập trung vào những công việc quan trọng cho tới khi chúng hoàn thành. Miễn là một nhà lãnh đạo hướng nội có thể tìm được một nơi tĩnh lặng để làm việc, họ sẽ cảm thấy an yên và hoàn thành xuất sắc những việc đã đề ra. Về cơ bản, họ có thể có năng suất cao hơn so với những người hướng ngoại, những người có xu hướng dễ tiếp nhận những phiền nhiễu và vấn đề xã hội trong thời gian dài.
5, Họ biết cách đối diện với sự mơ hồ
Những nhà lãnh đạo hướng nội thường thích sử dụng thời gian của họ để suy nghĩ thấu đáo về các quyết định trước khi đưa ra hành động.
Đồng thời họ cũng thể hiện khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Họ có khả năng tập trung vào vấn đề, ngay cả trong những giai đoạn mơ hồ. Họ biết cách tập trung vào bản thân, tập trung vào những điều quan trọng và giữ mình vững vàng trong một thế giới VUCA nhiều biến động.
6, Họ tạo những mối quan hệ bền chặt
Những nhà lãnh đạo hướng nội thường bị nhầm lẫn với sự nhút nhát hoặc cô độc. Họ muốn giữ vòng tròn những mối quan hệ của mình nhỏ nhưng chất lượng.
Trong công việc, những nhà lãnh đạo hướng nội sẽ xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với những người đồng nghiệp mà họ tin tưởng. Điều này khiến mối quan hệ trong công việc của họ trở nên bền chặt và mở thêm nhiều cơ hội làm việc với nhau trong tương lai.
7, Họ để mọi người được tỏa sáng
Ai trong chúng ta đều mong muốn được công nhận nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, bạn sẽ thường nghe thấy nhân viên phàn nàn về việc quản lý tranh giành sự công nhận thành quả với nhân viên. Mặt khác, những người lãnh đạo hướng nội thường không quan tâm đến nhiều này. Họ tập trung vào thành công của người khác và sẵn sàng công nhận/chúc mừng công khai những nỗ lực của thành viên trong đội nhóm.
Công nhận về công sức, thành quả của mọi người khiến đội nhóm sẽ gắn kết hơn, cũng như nâng cao được tinh thần đồng đội. Việc này cũng tạo nên sự tin tưởng, thúc đẩy mọi thành viên cùng nỗ lực hết mình cho công việc.
8, Họ cởi mở với những phản hồi
Bên cạnh việc không bao giờ công nhận thành quả của bản thân, những nhà lãnh đạo hướng nội thường cởi mở với những gợi ý và những lời phê bình. Bởi lẽ bản chất họ là những người lắng nghe tuyệt vời, nên những người lãnh đạo hướng nội có xu hướng dành không gian để mọi người đóng góp ý kiến và ý tưởng.
Khả năng này thật sự cần thiết trong việc lãnh đạo và vvà xây dựng văn hóa giao tiếp. Đôi khi, sự khác biệt giữa người làm chủ và lãnh đạo là là việc bạn tạo được không gian để các thành viên khác lên tiếng.
Đây là lúc bạn tìm ra điểm mạnh trong sự khác biệt của mình
Mặc dù có nhiều quan điểm về hạn chế của những người hướng nội, họ hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời nếu họ có thể tận dụng những tài năng bẩm sinh và biến chúng thành lợi thế.
Cả người hướng nội và hướng ngoại đều có thể trở thành những nhà lãnh đạo tuyệt vời nếu họ biết làm thể nào để khai thác sự khác biệt trong sức mạnh tiềm tàng của họ.
Nếu bạn đang mong muốn có một không gian an toàn để quay về thấu hiểu bản thân, xây dựng sự vững vàng nội tại để sẵn sàng trước những thách thức mới của cuộc đời và bối cảnh kinh doanh, mời bạn tham khảo chương trình Mindful Leader Retreat - Hành trình trở về với chính mình. Đây là chương trình phi lợi nhuận mà Coach For Life gửi đến bạn như một món quà. Chương trình kết hợp kiến thức về trí tuệ cảm xúc, khoa học não bộ, thực hành thiền/tỉnh thức, các công cụ coaching và dựa trên nền tảng học tập tâm linh. Bạn sẽ có dịp để quay vào bên trong và kết nối với chính mình; suy ngẫm, lắng đọng, ghi chép, ở trong sự tĩnh lặng.
Tìm hiểu chi tiết chương trình tại: https://www.coachforlife.vn/mindful-leader-retreat-2023
Opmerkingen