top of page

Kế hoạch chiến lược thích ứng (Adaptive Strategy) là gì? Tại sao nhà lãnh đạo cần quan tâm?

Đã cập nhật: 4 thg 3

Kế hoạch chiến lược thích ứng là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp vững vàng và tiên phong trong thế giới kinh doanh biến động như hiện nay. 

Kế hoạch chiến lược thích ứng

Trong một thế giới biến động, kế hoạch chiến lược và thực thi chiến lược thường rất dễ bị lệch hướng. Kế hoạch chiến lược mà doanh nghiệp bạn lập ra trong 2 năm trước, giờ có thể đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh doanh hiện tại. 

Lập kế hoạch chiến lược là một nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển của tổ chức. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại, kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp cần có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng có thể diễn ra bất cứ lúc nào. 

Trong bài viết này, Coach For Life giới thiệu với bạn một cách tiếp cận mới trong việc xây dựng và thực thi kế hoạch chiến lược. Đó là kế hoạch chiến lược thích ứng (Adaptive Strategy). Kế hoạch thích ứng là gì và làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng và triển khai được kế hoạch chiến lược thích ứng (Adaptive Strategy), chúng ta cùng khám phá trong bài viết dưới đây. 

Kế hoạch chiến lược thích ứng

Mục lục


Kế hoạch chiến lược thích ứng (Adaptive Strategy) là gì?

Kế hoạch chiến lược thích ứng là một cách tiếp cận, một khái niệm mới trong việc lập kế hoạch chiến lược. 

Kế hoạch chiến lược là một tài liệu chi tiết mô tả các sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, và bước hành động mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu dài hạn của mình. Nó là một công cụ quản lý và hướng dẫn, giúp định rõ hướng đi và cung cấp kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược đó. Kế hoạch chiến lược thường có thời hạn từ 3 đến 5 năm, và nó là nền tảng cho tất cả các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian đó.

Lập kế hoạch chiến lược là gì? 

Lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp là quá trình xác định mục tiêu chiến lược dài hạn cũng như ngắn hạn của doanh nghiệp và phát triển các bước cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu. Kế hoạch chiến lược giúp doanh nghiệp định hình hướng đi của mình trong tương lai và tối ưu hóa cơ hội cũng như đối mặt với thách thức. 


Kế hoạch chiến lược thích ứng là gì? 

Kế hoạch chiến lược truyền thống thường được xây dựng dựa trên niềm tin rằng: mọi chuyện sẽ xảy ra theo như cách dự đoán và không có quá nhiều yếu tố bất ngờ thay đổi. Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động như hiện nay, các chiến lược doanh nghiệp rất dễ lỗi thời và chậm thích ứng. Các nhà lãnh đạo cần tìm đến một phương pháp chiến lược linh hoạt, chủ động thay vì thụ động như trước đây. 

“Một cách tiếp cận thích ứng với chiến lược dài hạn sẽ phù hợp hơn trong một thế giới mà các mô hình kinh doanh đang chuyển đổi liên tục và thường mang tính đột phá,” Ian Cox, Giám đốc Phân tích Cấp cao tại Gartner, chia sẻ. “Tốc độ thay đổi càng nhanh, khả năng thích ứng càng trở nên tối quan trọng.”

Vậy kế hoạch chiến lược thích ứng (Adaptive Strategy) là gì? Kế hoạch chiến lược thích ứng là một phương pháp hoạch định linh hoạt, tập trung vào việc điều chỉnh mục tiêu và hành động liên tục dựa trên những thay đổi trong môi trường. Đây là cách tiếp cận giúp tổ chức bạn phát hiện cơ hội mới sớm hơn và phản ứng nhanh hơn so với đối thủ, qua đó tăng khả năng thành công trong thế giới kỹ thuật số đầy biến động.

Ví dụ về kế hoạch chiến lược thích ứng 

X là một doanh nghiệp bán lẻ đang xây dựng kế hoạch chiến lược trong giai đoạn sắp tới với mục tiêu là  tăng doanh thu bán hàng trực tuyến trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng và thói quen mua sắm thay đổi.

Chiến lược:

  • Phát triển nền tảng thương mại điện tử linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu thị trường.

  • Sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và đề xuất sản phẩm phù hợp.

  • Thử nghiệm các kênh bán hàng mới như mạng xã hội, livestream, v.v.

  • Theo dõi hiệu quả chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược liên tục.

Lợi ích:

  • Nhanh chóng thích ứng với xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng.

  • Tăng hiệu quả chiến dịch marketing và thu hút khách hàng tiềm năng.

  • Tăng doanh thu bán hàng trực tuyến và cạnh tranh hiệu quả với đối thủ.

Ảnh cho thấy một nhóm đang ngồi quanh một bàn hình chữ nhật ngoài trời. Họ đang tham gia vào một cuộc họp hoặc một lớp học với một số tài liệu và vật dụng học tập trên bàn. Phía sau là một ngôi nhà với cửa gỗ và cửa sổ.
Kế hoạch chiến lược thích ứng

Tại sao doanh nghiệp nên có kế hoạch chiến lược thích ứng?  

Dưới đây là 5 lý do chính mà doanh nghiệp nên có kế hoạch chiến lược mang tính thích ứng cao: 

Môi trường kinh doanh thay đổi liên tục:

Thị trường ngày càng cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, công nghệ phát triển không ngừng. Các yếu tố như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, bất ổn chính trị cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần có khả năng thích ứng nhanh chóng để tồn tại và phát triển trong môi trường đầy biến động này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động:

Kế hoạch chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu rõ ràng, tập trung nguồn lực vào các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng lúc, doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh chiến lược theo tình hình thực tế, tránh lãng phí nguồn lực và thời gian. Khi tiếp cận kế hoạch chiến lược theo hướng thích ứng, quá trình theo dõi và đánh giá hiệu quả giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tận dụng cơ hội mới:

Doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ nắm bắt được cơ hội mới trước đối thủ cạnh tranh. Kế hoạch chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp thử nghiệm các ý tưởng mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Giảm thiểu rủi ro:

Doanh nghiệp có kế hoạch chiến lược thích ứng sẽ có khả năng dự đoán và ứng phó tốt hơn với các rủi ro tiềm ẩn. Quá trình theo dõi và đánh giá giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố rủi ro và xây dựng kế hoạch dự phòng. Do đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tổn thất và bảo vệ hoạt động kinh doanh trong môi trường bất định.

Tăng cường sự đồng lòng:

Kế hoạch chiến lược thích ứng giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu chung và thống nhất hành động. Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giúp tăng cường sự hợp tác và giao tiếp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo dựng được văn hóa năng động, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng với thay đổi.

Kế hoạch chiến lược thích ứng

4 thực hành quan trọng của kế hoạch chiến lược thích ứng 

Gartner - một công ty tư vấn chiến lược nổi tiếng có trụ sở tại Mỹ, đã xác định bốn thực hành mà một tổ chức cần thực hiện để phát triển một chiến lược thích ứng. Mặc dù một chiến lược thích ứng thực sự sẽ dựa trên tất cả bốn thực hành này, nhưng các doanh nghiệp thường tập trung vào một hoặc hai thực hành giải quyết những thách thức chiến lược tức thời của họ.

Bắt đầu thực thi càng sớm càng tốt

Thông thường, chiến lược xác định những lựa chọn và hành động dài hạn mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo ra, cung cấp và nắm bắt giá trị như đã hình dung trong mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, càng dành nhiều thời gian để xây dựng kế hoạch, thời gian thực thi càng ít, làm tăng nguy cơ thế giới đã thay đổi và kế hoạch trở nên lỗi thời.

Ngược lại, triển khai kế hoạch nhanh chóng cũng giúp phát hiện ra những điểm yếu của kế hoạch và xác định cụ thể những khía cạnh cần cải thiện. Chiến lược thích ứng (Adaptive Strategy) không yêu cầu thông tin phải hoàn hảo hoặc đầy đủ để thực thi; nó tập trung sử dụng thông tin sẵn có để xác định những hành động cần thiết nhất để thành công và triển khai càng sớm càng tốt. 

Phản ứng với thay đổi ngay khi chúng xảy ra

Trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay, ít doanh nghiệp nào có thể đủ khả năng để chờ đợi một năm để xem xét lại chiến lược như trước đây, khi bối cảnh kinh doanh thay đổi chậm và gián đoạn xảy ra không thường xuyên, thậm chí là hiếm khi xảy ra. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã xem xét lại chiến lược của mình theo quý hoặc thậm chí hàng tháng, nhưng một doanh nghiệp thực sự thích ứng sẽ theo dõi bối cảnh kinh doanh của mình liên tục, bắt đầu xem xét lại chiến lược bất cứ khi nào có thông tin mới giúp định hình lại bối cảnh đó.

Tầm nhìn dẫn đường cho chiến lược thích ứng vẫn có thể mang tính dài hạn và táo bạo - nhưng nên được liên tục mở rộng để đẩy mạnh ranh giới về những gì doanh nghiệp cần phải làm để thành công.

Chấp nhận và khám phá sự bất định

Sự bất định tạo ra cơ hội. Mặc dù nó chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp phải chấp nhận một mức rủi ro nhất định trong một số lĩnh vực, nhưng những doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro và phản ứng nhanh chóng với các sự kiện khi chúng xảy ra sẽ có nhiều khả năng thành công trong một thế giới đầy bất định. Chiến lược thích ứng trong kinh doanh giúp họ đạt được điều này và giảm thiểu rủi ro.

Kế hoạch do nhiều người cùng xây dựng

Một quá trình xây dựng chiến lược theo kiểu "trên bảo dưới tuân" thường chỉ bao gồm một nhóm nhỏ các cá nhân được lựa chọn. Ngược lại, một quá trình thích ứng là có sự tham gia của nhiều người, mang tính cộng tác, với những ý tưởng và hiểu biết được đóng góp từ bất kỳ ai trong hoặc ngoài tổ chức. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp tăng khả năng tạo ra, cập nhật và thực hiện chiến lược, đồng thời nâng cao chất lượng của kết quả.

Kế hoạch chiến lược thích ứng

Coach For Life có thể giúp doanh nghiệp bạn xây dựng kế hoạch chiến lược thích ứng theo cách nào? 

Ngay trong quá trình xây dựng dịch vụ Strategic Planning Facilitation (SPF), chúng tôi đã rất chú trọng đến tính thích ứng trong một bản kế hoạch chiến lược. Không có sự thích ứng, bản kế hoạch đó khả năng cao sẽ trở thành một tài liệu vô thưởng vô phạt, không có tính định hình hoạt động của của công ty. Trong các chương trình SPF, chúng tôi hướng doanh nghiệp đến việc tạo nên một bản kế hoạch thích ứng theo các cách: 

Đưa thực hành tỉnh thức vào quá trình lập kế hoạch chiến lược

Trong quá trình điều phối các chương trình lập kế hoạch chiến lược, chúng tôi chủ đích tạo ra một bầu không khí tỉnh thức, trong một không gian tỉnh thức, và đưa vào những thực hành tỉnh thức đơn giản. Điều này giúp lãnh đạo nâng cao nhận thức về bản thân và môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt, phù hợp với thực tế. Khi có sự tỉnh thức, nhà quản lý lãnh đạo mới đủ hiện diện để biết rằng điều gì đang diễn ra, từ đó có cách thức thích ứng phù hợp nhất. 

Phát huy tối đa trí tuệ tập thể

Với một số công cụ và phương pháp điều phối (ví dụ như Art of Hosting), các chuyên gia của Coach For Life sẽ tạo ra một không gian an toàn để tất cả mọi người đều có thể đóng góp ý kiến. Các hoạt động điều phối cũng được tính toán cụ thể để khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức, tận dụng ý tưởng và góc nhìn đa chiều để xây dựng kế hoạch hiệu quả

Tập trung vào xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch hành động

Chúng tôi dành nhiều thời lượng của chương trình để giúp doanh nghiệp xác định ưu tiên trong vô số kế hoạch muốn thực hiện, và sau đó là xây dựng một bản kế hoạch hành động cụ thể. Bước ra khỏi các buổi họp chiến lược, mỗi thành viên tham gia đều cần rõ ràng về ưu tiên của doanh nghiệp, vai trò của họ và phòng ban của họ trong bản kế hoạch chiến lược đó, và những hành động họ có thể thực hiện ngay lập tức. Tính thích ứng nằm rất lớn ở khả năng thực thi nhanh chóng và hiệu quả của đội nhóm. 

Ứng dụng Coaching để giúp nhà lãnh đạo trao quyền nhiều hơn

Với thế mạnh chính là chuyên môn coaching, chúng tôi cũng ứng dụng coaching nhiều vào quá trình điều phối quá trình lập kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp. Những câu hỏi mạnh mẽ, những sự chiêm nghiệm sâu sắc, những cuộc thảo luận mang tính coaching,... tất cả đều sẽ diễn ra trong quá trình này. Nhờ đó, nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về các thành viên trong tổ chức của mình, biết cách trao quyền hiệu quả để mỗi cá nhân được phát triển tối đa năng lực của mình. 

Có sự đồng hành để liên tục tối ưu kế hoạch chiến lược

Sau chương trình, tuỳ thuộc vào nhu cầu và năng lực hiện có của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cung cấp các phiên điều phối định kỳ (hàng tháng/hàng quý/ nửa năm/ một năm) để cùng ban lãnh đạo đánh giá hiệu quả triển khai và tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo.

“Có một thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là sự thay đổi”. Trong bối cảnh hiện nay, nếu doanh nghiệp kháng cự lại sự thay đổi, họ chắc chắn sẽ lùi lại phía sau. Kế hoạch chiến lược thích ứng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vững vàng, chủ động, và luôn là người tiên trong trong thị trường của mình. Khi nhà lãnh đạo chú trọng đến tính thích ứng, con thuyền doanh nghiệp sẽ tìm ra những hướng đi mới, cách tiếp cận mới, mang về những kết quả bất ngờ. Việc lập một bản kế hoạch chiến lược thích ứng, trong thời điểm hiện nay, lại là điều cực kỳ cần thiết. 

Coach For Life, với thế mạnh chuyên môn nổi bật, cùng sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường và về những thách thức với nhà lãnh đạo trong thế giới biến động này, có thể đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn để xây dựng bản kế hoạch thích ứng đó. Đăng ký tư vấn với chuyên gia của Coach For Life tại đây.

238 lượt xem
bottom of page