Bill Gate có nói “Tất cả mọi người đều cần có coach" và giải thích rằng: Chúng ta đều cần có người đưa ra nhận xét cho những việc làm của mình. Đây là cách để một người tiến bộ. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội nhận được những phản hồi này vì nhiều lý do khác nhau. Như vậy để tiến bộ chúng ta cần những lời nhận xét khách quan và coaching làm được nhiều hơn thế.
Lợi ích của Coaching là gì? Vì sao tất cả mọi người đều cần có coach? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lợi ích của coaching trong cuộc sống cá nhân và công việc.
Mục lục
Vì sao tất cả mọi người đều nên có coach?
Theo Liên đoàn khai vấn quốc tế (ICF), “Coaching là hợp tác với khách hàng trong quá trình kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để họ phát huy tối đa tiềm năng của mình”.
Bản chất coaching là hỗ trợ khách hàng (coachee) nâng cao năng lực, nhận thức, sự cam kết và sự tự tin để tối đa hóa tiềm năng của mình. Coaching trao cho coachee sự lựa chọn để dẫn đến những thay đổi mà họ mong muốn.
Một số lý do giải thích vì sao mọi người đều cần có coach:
1, Coach đưa ra quan sát khách quan
Trong cuộc sống, những lời quan xét khách quan không nhiều, nhất là khi một người ở vị trí cao. Đến với khai vấn, coach sẽ đưa ra cho coachee những quan xét khách quan, đánh giá trung thực về mục tiêu, hành động và những vấn đề của họ. Coach sẽ đưa ra những điều coachee cần biết chứ không phải điều coachee muốn nghe. Những quan xét này giúp coachee có cái nhìn khách quan về những vấn đề của bản thân, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.
2, Giúp họ nhận ra những vấn đề cần cải thiện
Những người giỏi khác người bình thường ở chỗ họ có khả năng xác định được bản chất của vấn đề. Người bình thường khi gặp phải vấn đề, thách thức thường bị chìm đắm trong những khó khăn thách thức đó. Đôi khi việc xác định sai vấn đề dẫn đến mọi hành động đều vô nghĩa. Coach sẽ giúp bạn xác định rõ vấn đề bằng những câu hỏi mạnh mẽ và sự chú tâm khi lắng nghe. Khi xác định được gốc rễ của vấn đề, câu trả lời sẽ tự đến. Đối với nhà lãnh đạo thì xác định rõ vấn đề rất quan trọng vì nó giúp tiết kiệm tài nguyên của doanh nghiệp và đưa ra được những giải pháp triệt để.
3, Giúp coachee tìm ra giải pháp và kế hoạch hành động cho những mục tiêu cụ thể
Một trong những cách tiếp cận của coaching đó là tập trung vào giải pháp. Cách tiếp cận này giúp coachee tránh việc phân tích các vấn đề thay vào đó là tập trung tìm kiếm giải pháp. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập trung vào giải pháp và điểm mạnh của mỗi người sẽ giúp họ đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn hơn so với việc tập trung vào vấn đề.
Coach và coachee sẽ thảo luận về các giải pháp và các bước cũng như nguồn lực cần thiết để đạt được giải pháp đó. Coach có niềm tin rằng coachee có đủ khả năng và nguồn lực để tự tìm ra giải pháp cho mình. Đây sẽ là những giải pháp phù hợp nhất với những điều kiện hiện tại của coachee. Từ những giải pháp đó coach và coachee cùng xây dựng nên một kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mong muốn.
Một bước quan trong coaching đó là trách nhiệm phải giải trình của coachee. Trách nhiệm phải giải trình giúp coachee giữ được cam kết đối với những giải pháp đưa ra và tạo nên thay đổi lâu dài.
Có rất nhiều lý do để các cá nhân và tổ chức tìm đến coaching và chắc chắn sau những phiên coach họ sẽ nhận được những thay đổi tích cực ở nhiều mặt và khai thác được tối đa tiềm năng sẵn có.
Những lợi ích của coaching mang lại cho mọi người
1, Nâng cao tự nhận thức bản thân
Tự nhận thức bản thân là hiểu về cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và động lực của mình. Những người có năng lực tự nhận thức cao thường không quá đề cao hay phán xét bản thân quá mức. Họ đánh giá bản thân một cách khách quan.
Tự nhận thức bản thân cao giúp bạn
Chấp nhận bản thân có những điểm mạnh và điểm yếu. Sự chấp nhận này giúp bạn cũng dễ dàng chấp nhận những hạn chế của người khác và thúc đẩy bản thân phát triển tích cực hơn.
Xoá bỏ những định kiến, tiếng nói bên trong.
Ra quyết định tốt hơn và giúp nâng cao sự tự tin, lòng tự trọng. Từ đó thúc đẩy khả năng giao tiếp phát triển.
Khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, giảm căng thẳng cũng là một trong những lợi ích của coaching.
2, Cải thiện trí tuệ cảm xúc
Theo từ điển tâm lý học APA, trí tuệ cảm xúc là một loại trí thông minh liên quan đến khả năng xử lý cảm xúc và sử dụng nó trong các hoạt động nhận thức khác.
Trí tuệ cảm xúc bao gồm:
Nhận thức cảm xúc: Nhận diện và gọi tên cảm xúc
Xử lý cảm xúc: Tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện cảm xúc này, những hành động nào thường gợi lên cảm xúc đó, các khuôn mẫu cảm xúc…
Quản lý cảm xúc: Điều chỉnh cảm xúc, đưa ra các quyết định phù hợp, không để cảm xúc dẫn dắt.
Mỗi người sẽ có tính cách khác nhau nhưng khi có trí tuệ cảm xúc cao sẽ thể hiện được 5 đặc điểm: Tự nhận thức bản thân cao, quản lý được cảm xúc, suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định, có động lực thúc đẩy bản thân phát triển, đồng cảm với mọi người, có kỹ năng xã hội.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trí tuệ cảm xúc là một trong 20 kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề nghiệp giai đoạn 2020 đến 2025. Trí tuệ cảm xúc cao giúp bạn xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, giảm căng thẳng, dễ dàng giải quyết các xung đột, có cảm giác hài lòng về cuộc sống và công việc.
>> Tìm hiểu thêm: Trí tuệ cảm xúc - yếu tố quyết định nhà lãnh đạo thành công
3, Khách hàng tự thiết lập và đưa ra kế hoạch hành động.
Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là xây dựng một kế hoạch hành động hướng đến thành công. Nó hướng dẫn bạn chọn những hành động phù hợp, đúng thời điểm và đúng cách để đạt được điều mong muốn.
Đặt mục tiêu giúp bạn tưởng tượng ra cách mình muốn nhìn nhận về bản thân trong những năm tới. Một người tập trung và hướng tới mục tiêu có cách tiếp cận tích cực hơn đối với cuộc sống và coi thất bại là tạm thời chứ không phải là những thiếu sót cá nhân.
Để đạt được mục tiêu cần có 3 điều quan trọng sau
Mong muốn: Đây là động lực bên trong của khách hàng
Khách hàng cần chia mục tiêu thành các phần nhỏ
Khách hàng cần lên kế hoạch thực hiện.
Chuyên gia khai vấn sẽ đưa ra những câu hỏi với mục đích làm rõ mong muốn, nhu cầu của khách hàng từ đó xác định tầm nhìn trong ngắn hạn và dài hạn. Xác định được tầm nhìn cho cuộc sống khiến cho việc thiết lập mục tiêu, các hành động ưu tiên được dễ dàng hơn. Việc xác định mục tiêu phù hợp với tầm nhìn giúp tạo động lực trong cuộc sống.
Trách nhiệm phải giải trình
Trách nhiệm phải giải trình là việc chuyên gia khai vấn yêu cầu khách hàng phải chịu trách nhiệm với các mục tiêu và cam kết của chính họ.
Khi bạn có trách nhiệm với các mục tiêu và hành động của mình sẽ đạt được những tiến bộ và thành công nhanh hơn. Trách nhiệm phải giải trình cao làm tăng sự tập trung, động lực, sự tự tin và năng suất của bạn.
Trong coaching trách nhiệm phải giải trình thuộc về coachee. Chuyên gia khai vấn luôn đồng hành để hỗ trợ, tạo điều kiện để xây dựng cấu trúc trách nhiệm giải trình cụ thể, phù hợp với mỗi coachee.
Chuyên gia khai vấn luôn quan sát theo dõi những hành động, thay đổi của khách hàng để đảm bảo họ vẫn bám sát mục tiêu đề ra và có cần sự trợ giúp gì không. Khách hàng không hoàn thành trách nhiệm phải giải trình sẽ không có sự trừng phạt hay phán xét. Chuyên gia khai vấn sẽ tò mò về những điều khiến coachee không hoàn thành và cùng họ đưa ra giải pháp
4, Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Trong quá trình coaching khách hàng thay đổi ở nhiều mặt như tự nhận thức bản thân tăng cao, trí tuệ cảm xúc tăng, biết cách đặt ra mục tiêu và đưa ra giải pháp cho chính mình. Những thay đổi này khiến khách hàng cảm thấy tự tin hơn trong các mối quan hệ, cải thiện khả năng giao tiếp.
Khi có tự nhận thức bản thân cao, coachee không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh mà thay vào đó quay trở về bên trong bản thân để xem xét những vấn đề đã xảy ra. Trí tuệ cảm xúc cao giúp khách hàng đồng cảm hơn với mọi người xung quanh và nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi đưa ra quyết định.
Tạm kết
Khai vấn là một quá trình có thể giúp bạn biết được điểm mạnh, đồng thời khám phá ý nghĩa cuộc sống. Bạn có thể có những điểm hạn chế, nỗi sợ hoặc những tài năng chưa khám phá ra. Với sự giúp đỡ của một chuyên gia khai vấn, sẽ mở ra cho bạn những định hướng, bước đi dẫn đến một cuộc sống thành công hơn.
Comments