top of page

5 Phương Pháp Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Thông Qua Coaching

Trong sự thay đổi không ngừng của thế giới, việc tạo động lực cho nhân viên không chỉ là một thách thức mà còn là một nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết và đồng cảm hơn giữa người với người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách coaching có thể giúp nhà lãnh đạo tạo động lực cho nhân viên và nuôi dưỡng sự gắn kết của họ với doanh nghiệp.


Ebook CFL 12 tình huống ứng dụng coaching trong doanh nghiệp

>> 12 tình huống ứng dụng coaching trong doanh nghiệp <<


Mục lục


Coaching là gì? Coaching tập trung vào việc khám phá tiềm năng của nhân viên, giúp họ tăng cường tự nhận thức và xây dựng liên kết với giá trị, điểm mạnh và mục tiêu cá nhân. Tạo động lực cho nhân viên thông qua coaching là một quá trình tương tác và hướng dẫn, giúp họ nâng cao hiệu suất và cam kết trong công việc. Dưới đây là một số cách nhà lãnh đạo có thể áp dụng để thực hiện coaching và tạo động lực cho nhân viên:


#1 - Xây dựng sự tự nhận thức - Tạo động lực cho nhân viên

Xây dựng sự tự nhận thức (self-awareness) là một phần quan trọng trong quá trình coaching để tạo động lực cho nhân viên. Tạo sự tự nhận thức sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về bản thân và cách họ có thể đóng góp hiệu quả hơn trong công việc. Điều này giúp họ xác định mục tiêu sự nghiệp và động lực riêng để không ngừng phát triển.


Nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ nhân viên của mình xây dựng sự tự nhận thức thông qua:


1/ Đặt câu hỏi khám phá:


Hãy đặt câu hỏi khám phá để khuyến khích nhân viên nói về điểm mạnh, điểm yếu, giá trị cá nhân, động lực làm việc và mục tiêu sự nghiệp của họ.

  • Ví dụ: "Bạn cảm thấy mình có những điểm mạnh nào mà bạn tự hào?" hoặc "Đâu là những giá trị cốt lõi mà bạn luôn theo đuổi?"

2/ Sử dụng công cụ phản hồi 360 độ (360 degree feedback):


Phương pháp phản hồi 360 độ là một công cụ mà nhà quản lý và đồng nghiệp có thể sử dụng để đánh giá hiệu suất và đóng góp vào quá trình tự nhận thức. Nhân viên có thể nhận được phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau, giúp họ thấy rõ hơn về mình.


3/ Khuyến khích viết nhật ký:


Khuyến khích nhân viên viết nhật ký về những trải nghiệm, cảm xúc, và suy nghĩ hàng ngày. Điều này giúp họ tự quan sát và tự phân tích sâu hơn về bản thân.


Viết nhật ký trên sổ của Coach For Life
Hãy khuyến khích nhân viên của bạn bắt đầu viết nhật ký quan sát cảm xúc ngay hôm nay!

4/ Khám phá giá trị cá nhân:


Hỏi nhân viên về những giá trị quan trọng đối với họ và tìm hiểu xem công việc của họ có liên quan như thế nào đến những giá trị đó. Điều này giúp họ thấy công việc có ý nghĩa và động lực hơn.


5/ Sử dụng công cụ kiểm tra tính cách:


Có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tính cách như Myers-Briggs, DiSC, hoặc StrengthsFinder để giúp nhân viên hiểu rõ hơn về bản thân và cách họ tương tác với người khác.


#2 - Học cách thiết lập mục tiêu - Tạo động lực cho nhân viên


Một nghiên cứu từ BetterUp đã phát hiện ra rằng chín trong mười người lao động sẽ chấp nhận giảm lương để để được làm công việc có mục đích và ý nghĩa hơn hơn. Điều này cho thấy rằng nhân viên ngày càng quan tâm đến việc làm việc có giá trị và mục đích. Họ muốn công việc của mình không chỉ giúp họ kiếm tiền, mà còn giúp họ phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.


Vì vậy, thiết lập mục tiêu cụ thể là một cách hiệu quả để giúp nhân viên hiểu rõ hơn về hướng đi và mục tiêu của họ. Khi nhân viên hiểu rõ mục tiêu của mình, họ sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn và đạt được thành tựu cao hơn.


Nhà lãnh đạo có thể ứng dụng coaching trong cách cuộc trò chuyện riêng với nhân viên để thảo luận về mục tiêu cá nhân và chuyên môn của họ. Từ đó khuyến khích nhân viên chia sẻ về động lực nội tại khiến họ cảm thấy hạnh phúc và gắn kết với công việc.


Ngoài ra, những mục tiêu của nhân viên nên có những yếu tố sau:

  • Xác định mục tiêu SMART: Hãy sử dụng hệ thống mục tiêu SMART (cụ thể, có thể đo lường, có tính khả thi, có tính thực thế, có khung thời gian cụ) để xác định mục tiêu cá nhân cụ thể. Điều này giúp mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường và dễ quản lý.

  • Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Hãy cùng nhân viên xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là những cột mốc gần trong tương lai (như hoàn thành một khóa học về quản lý thời gian), trong khi mục tiêu dài hạn liên quan đến tầm nhìn và định hướng nghề nghiệp.

  • Kết hợp mục tiêu công việc và cá nhân: Đảm bảo rằng mục tiêu cá nhân của nhân viên liên quan chặt chẽ đến mục tiêu công việc. Điều này giúp họ thấy rõ mối quan hệ giữa công việc hàng ngày và mục tiêu lâu dài của họ.

  • Theo dõi và đánh giá tiến trình: Thường xuyên theo dõi tiến trình đối với mục tiêu và cung cấp phản hồi xây dựng. Điều này giúp nhân viên biết liệu họ đang trên đúng hướng hay cần điều chỉnh.

  • Đảm bảo cam kết: Hãy thúc đẩy nhân viên cam kết mục tiêu của họ và nhắc nhở họ về mục tiêu này trong quá trình làm việc hàng ngày.

  • Đặt mục tiêu phù hợp với khả năng: Đảm bảo rằng mục tiêu được thiết lập phù hợp với khả năng và nguồn lực có sẵn của nhân viên.


#3 - Khám phá tiềm năng của bản thân - Tạo động lực cho nhân viên


Khai phá tiềm năng giúp nhân viên phát triển kỹ năng, mở rộng tầm nhìn, và đạt được sự tự tin, tự do, thoải mái khi thực hiện công việc. Điều này không chỉ tạo động lực cho nhân viên mà còn cải thiện hiệu suất và đóng góp tích cực cho tổ chức.


Dưới đây là một số cách cụ thể mà nhà lãnh đạo có thể ứng dụng coaching để hỗ trợ nhân viên nhận thức và phát huy tiềm năng của bản thân:


1. Đặt câu hỏi mở và kích thích suy nghĩ


Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người coach là đặt câu hỏi mở. Câu hỏi mở giúp nhân viên suy nghĩ sâu sắc hơn về bản thân và mục tiêu của họ. Ví dụ, nhà lãnh đạo có thể hỏi nhân viên những câu hỏi như:

  • Bạn muốn đạt được điều gì trong sự nghiệp của mình?

  • Bạn cần phát triển những kỹ năng nào để đạt được mục tiêu đó?

  • Đâu là những điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

  • Bạn nghĩ rằng mình có tiềm năng nào khác ngoài những gì bạn đang làm hiện tại?

2. Lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng


Lắng nghe tích cực là một kỹ năng quan trọng khác của người coach. Khi nhà lãnh đạo lắng nghe tích cực, họ sẽ thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của họ.


Bên cạnh đó, phản hồi mang tính xây dựng cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình coaching. Phản hồi mang tính xây dựng giúp nhân viên hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có thể phát triển bản thân hiệu quả hơn.


3. Cung cấp các cơ hội học hỏi và phát triển


Một trong những cách tốt nhất để giúp nhân viên khám phá tiềm năng của bản thân là cung cấp cho họ các cơ hội học hỏi và phát triển. Điều này có thể bao gồm các chương trình đào tạo, khóa học, hoặc cơ hội tham gia các dự án mới.


Khi nhân viên có cơ hội học hỏi và phát triển, họ sẽ có thể mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình. Điều này sẽ giúp họ phát huy hết tiềm năng của bản thân và đạt được thành công trong sự nghiệp.


Nhà lãnh đạo có thể tạo môi trường hỗ trợ và khuyến khích học hỏi bằng cách:

  • Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia dự án mới: Tạo ra các cơ hội cho nhân viên tham gia vào các dự án mới hoặc thách thức ngoài công việc hàng ngày. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng, trải nghiệm, và mở rộng tầm nhìn.

  • Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân: Hãy cùng nhân viên xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân, trong đó có việc học hỏi và phát triển kỹ năng mới. Điều này giúp họ tập trung vào việc cải thiện bản thân và phát triển tiềm năng.

  • Khuyến khích học hỏi liên tục: Khuyến khích nhân viên học hỏi liên tục và không ngừng phát triển kỹ năng. Cung cấp họ các tài liệu, khóa học hoặc tài trợ để họ có thể mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng mới, và thúc đẩy sự sáng tạo.

#4 - Xây dựng mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều


Nhà lãnh đạo, quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên. Theo một nghiên cứu của Gallup, quản lý chiếm ít nhất 70% sự khác biệt trong mức độ gắn kết của nhân viên với công việc cũng như tổ chức. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ tương tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong coaching. Khi mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhân viên được xây dựng trên nền tảng tin tưởng và tôn trọng, quá trình coaching sẽ diễn ra hiệu quả hơn.


Để xây dựng một mối quan hệ khoẻ mạnh với nhân viên, nhà lãnh đạo có thể ứng dụng coaching như sau:

  • Tổ chức các buổi coaching cá nhân (coaching 1:1) định kỳ để lắng nghe và thảo luận về mục tiêu, khó khăn và cảm nhận công việc của từng nhân viên. Điều này giúp nhà lãnh đạo xây dựng niềm tin và hiểu rõ nhu cầu của nhân viên.

  • Trò chuyện với câu hỏi mở và cá nhân hóa để thực sự hiểu từng nhân viên về mặt sở thích, động lực và mục tiêu. Ví dụ, thay vì hỏi "Bạn có thích công việc của mình không?", nhà lãnh đạo có thể hỏi "Điều gì khiến bạn thích công việc của mình?". Câu hỏi này sẽ giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về những điều cụ thể mà nhân viên yêu thích ở công việc của họ.

  • Luôn cởi mở đón nhận ý kiến phản hồi từ nhân viên và khuyến khích họ nói lên suy nghĩ thật.

  • Thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao đóng góp của mỗi cá nhân nhân viên.

  • Xây dựng môi trường an toàn để nhân viên thoải mái chia sẻ cả về công việc lẫn cuộc sống.

ứng dụng coaching tạo động lực cho nhân viên
Trò chuyện với câu hỏi mở và cá nhân hóa là cách để nhà lãnh đạo hiểu rõ từng nhân viên

#5 - Ghi nhận nhân viên - Tạo động lực cho nhân viên


Ghi nhận nhân viên là một phần quan trọng của coaching và tạo động lực cho nhân viên. Bằng cách ghi nhận nhân viên một cách thường xuyên và hiệu quả, nhà lãnh đạo có thể xây dựng mối quan hệ tương tác tích cực với họ, giúp họ phát triển và thành công trong công việc.


Ghi nhận nhân viên được thể hiện qua các cách:


Phản hồi tích cực:


Phản hồi tích cực là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để ghi nhận nhân viên. Khi nhân viên làm tốt, nhà lãnh đạo hãy dành thời gian để nói với họ rằng đánh giá cao những gì họ đã làm một cách cụ thể. Ví dụ:

  • “Những ý tưởng và đóng góp của bạn trong cuộc họp mới đây thật sáng tạo và quan trọng cho dự án. Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến của mình."

  • "Tôi thấy bạn đã rất tự tin khi thực hiện bài thuyết trình trước khách hàng. Cách bạn truyền đạt thông điệp và thuyết phục là điều mà chúng ta cần.


Khen ngợi công khai:


Khen ngợi công khai là một cách tuyệt vời để ghi nhận nhân viên trước tập thể và tạo động lực cho nhân viên. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được công nhận và tôn trọng.


Khuyến khích chia sẻ ý kiến:


Khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến, ý tưởng và đề xuất. Hãy lắng nghe một cách tôn trọng và quan tâm đến góp ý của họ. Điều này giúp họ cảm thấy được coi trọng và tạo động lực để tham gia tích cực.


Tạo cơ hội thăng tiến:


Nếu có khả năng, hãy hỗ trợ nhân viên trong việc phát triển kế hoạch thăng tiến và sự nghiệp. Điều này có thể bao gồm việc giao công việc mới hoặc tạo điều kiện cho họ tham gia vào dự án quan trọng.


Ngoài ra, dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách nhà lãnh đạo có thể ứng dụng coaching để ghi nhận nhân viên:

  • Sau một cuộc họp, nhà lãnh đạo có thể khen ngợi nhân viên đã chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những đóng góp hữu ích cho cuộc họp.

  • Khi nhân viên hoàn thành một dự án thành công, nhà lãnh đạo có thể viết một thư cá nhân để chúc mừng và khen ngợi những nỗ lực của họ.

  • Khi nhân viên học hỏi một kỹ năng mới, nhà lãnh đạo có thể đề xuất cho họ tham gia một khóa đào tạo nâng cao hơn.

Đừng quên khóa học "Leader as Coach" của Coach For Life là cơ hội tuyệt vời để bạn phát triển kỹ năng coaching và trở thành một nhà Lãnh đạo Khai vấn thành công. Tìm hiểu ngay!

Kết luận


Tạo động lực cho nhân viên thông qua coaching là một quy trình quan trọng mà những nhà lãnh đạo hiệu quả nên áp dụng. Bằng cách tạo mối quan hệ tương tác, khám phá tiềm năng, và tạo cơ hội phát triển, nhà lãnh đạo có thể khơi dậy động lực nội tại trong mỗi nhân viên.



bottom of page