top of page

7 Cách Ứng Dụng Coaching Để Tăng Cường Sự Gắn Kết Của Nhân Viên

Đã cập nhật: 29 thg 12, 2023


7 Cách Ứng Dụng Coaching Để Tăng Cường Sự Gắn Kết Của Nhân Viên

Một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà lãnh đạo và các tổ chức chính là tạo sự gắn kết của các nhân viên. Khi có sự gắn kết, họ sẽ làm việc với một tâm thế tích cực và hết mình. Họ năng nổ tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của tổ chức và thiết lập mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, người giám sát và cả khách hàng của họ.

Tuy nhiên, nếu nhân viên cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc người lãnh đạo không phù hợp, họ có thể sẽ không còn làm việc hiệu quả, hoặc thậm chí rời bỏ công ty, kể cả khi đã có sự gắn kết ở thời điểm ban đầu. Trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo 7 cách ứng dụng coaching để tăng cường sự gắn kết đội nhóm.

Mục lục


ebook: 12 tình huống ứng dụng coaching trong doanh nghiệp

Lãnh đạo không nên là người giám sát, hãy khai mở vấn đề của nhân viên

Nếu bạn muốn tăng cường sự gắn bó và giữ chân nhân viên, hãy tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với họ. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng lắng nghe tích cực, nói có chủ đích. Và đây là những kỹ năng của Coaching - Khai vấn.

Doanh nghiệp/Tổ chức của bạn cần tập trung đầu tư xây dựng kỹ năng ứng dụng coaching cho các lãnh đạo, quản lý, C-level để họ có thể xây dựng lòng tin, giúp nhân viên phát triển, đội nhóm gắn kết và đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

7 Cách Ứng Dụng Coaching Để Tăng Cường Sự Gắn Kết Của Nhân Viên


Dưới đây là 7 cách thức mà coaching có thể giúp bạn tăng cường sự gắn kết đội nhóm trong tổ chức.

1. Giúp nhân viên thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu là một phần không thể thiếu của coaching. Hãy dành thời gian để cùng nhân viên ngồi xuống thiết lập mục tiêu, giúp họ tìm ra những mục tiêu cá nhân mà họ muốn phát triển về mặt kỹ năng, xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Đồng thời, giúp họ hình dung được bức tranh tương lai khi họ thực hiện được mục tiêu đó.

Mục tiêu đã có, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là giúp họ kết nối giữa mục tiêu cá nhân với sứ mệnh của tổ chức. Điều này sẽ giúp nhân viên hình dung được những nỗ lực của họ có thể đóng góp như thế nào vào sự phát triển của nhóm và toàn tổ chức.

2. Đừng làm giúp công việc cho nhân viên

Nếu bạn thực sự muốn nhân viên tự học hỏi và phát triển, đừng làm giúp công việc cho họ. Mặc dù việc hỗ trợ công việc có thể giúp bạn và tổ chức của bạn đạt được mục đích trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, nhân viên của bạn sẽ không có cơ hội tìm hiểu, thử và sai để nâng cấp kỹ năng, kinh nghiệm. Nếu bạn thường xuyên hỗ trợ công việc, nhân viên của bạn sẽ ngày càng dễ bị phụ thuộc, họ chờ đợi bạn đến để giải quyết vấn đề, và họ sẽ không thể nào phát triển.

Thay vào đó, bạn có thể hướng dẫn nhân viên cách xử lý tình huống. Bạn có thể đặt ra một loạt các câu hỏi để họ suy nghĩ và định hướng vấn đề. Điều này không chỉ giúp nhân viên có thể học hỏi và rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập mà còn khiến họ cảm thấy được trao quyền khi tự mình tìm ra giải pháp.

học tập 7 cách ứng dụng coaching để tăng cường sự gắn kết của nhân viên

3. Sẵn sàng đón nhận thất bại

Thất bại là một phần của quá trình học hỏi, nhưng một số lãnh đạo thường không chấp nhận thất bại bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, thất bại không phải là điều đáng quan ngại, mà chính cách chúng ta phản ứng với thất bại mới là điều thực sự quan trọng. Vì vậy, bạn cần làm thế nào để giúp nhân viên nhận ra bài học từ những sai lầm, chứ không phải là sớm nản lòng trước thất bại.

Đầu tiên, bạn có thể ngồi lại với nhân viên của mình, yêu cầu họ chia sẻ những suy nghĩ về lỗi sai đã xảy ra. Nếu được quay lại, cách xử lý tốt hơn là gì. Sau đó, bạn có thể hỏi thêm về những cách họ có thể cải thiện trong tương lai. Việc duy trì sự tích cực và hướng đến giải pháp chính là chìa khoá để khuyến khích sự cải tiến và gắn kết liên tục.

4. Hỏi và lắng nghe ý kiến ​​của nhân viên

Khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến ​​trong các cuộc thảo luận là điều cần thiết để tạo dựng sự gắn kết. Khi tích cực hỏi và lắng nghe, bạn không chỉ nhận được những góc nhìn, giải pháp, ý tưởng mới từ nhân viên, mà nhân viên của bạn cũng cảm thấy họ được coi trọng. Từ đó, họ sẽ gắn bó hơn, chủ động hơn với công việc.

hai nhà lãnh đạo đang ngồi trao đổi bên laptop

5. Xây dựng văn hóa phản hồi 360 (phản hồi hướng tới tương lai - feedforward

Nếu bạn đang tìm kiếm sự cải tiến liên tục, thì bạn cần thiết lập văn hoá phản hồi thường xuyên trong tổ chức của mình.

Phản hồi hướng đến tương lai (feedforward) là cách tuyệt vời để đưa ra những giải pháp mới, theo cách tích cực hơn. Bạn có thể lên lịch các phiên họp trực tiếp thường xuyên để cung cấp phản hồi hoặc đề xuất trực tiếp cho nhân viên để hình thành thói quen phản hồi nhất quán trong tổ chức.

Tuy nhiên, việc đưa ra phản hồi không nên chỉ có một chiều từ cấp quản lý xuống nhân viên. Các phản hồi nên được tạo ra từ hai chiều, bao gồm cả phản hồi từ đội nhóm với cấp quản lý. Khi đó, tất cả mọi người đều nhận được phản hồi cải thiện bản thân, công việc tốt hơn.

Việc xây dựng văn hoá phản hồi 360 không chỉ giúp nhân viên phát triển mà còn tạo dựng tâm lý an toàn trong tổ chức. Các buổi phản hồi feedforward này được tổ chức để đảm bảo các mối quan tâm và ý kiến của mỗi người đều được lắng nghe, mỗi người đều đang được học hỏi và cải thiện cùng nhau.

6. Không ngừng học hỏi

Để liên tục cải tiến, chúng ta phải học hỏi và phát triển bản thân liên tục. Là một lãnh đạo ứng dụng coaching, bạn nên thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên học hỏi - không chỉ thông qua đào tạo, sách vở mà còn từ các đồng nghiệp.

Mỗi nhân viên là một cá thể khác biệt, họ có quan điểm, tính cách, điểm mạnh - yếu khác nhau. Vì thế, việc nhân viên tương tác lẫn nhau sẽ giúp mọi người có góc nhìn đa chiều, cởi mở hơn, thấu hiểu hơn. Từ đó, thiết lập mối quan hệ gắn kết, bền chặt hơn. Điều này cũng tạo ra môi trường làm việc hoà nhập cho nhân viên của bạn trong tổ chức.

chương trình Leader As Coach của Coach For Life

7. Công nhận và đánh giá cao nhân sự của bạn

Một trong những chìa khoá để “giữ người” chính là công nhận và đánh giá cao những nỗ lực, kết quả đạt được của nhân viên. Là một nhà lãnh đạo ứng dụng coaching, bạn đừng để mình bị cuốn vào việc đưa ra phản hồi liên tục mà quên mất công nhận nỗ lực của nhân viên. Điều quan trọng là bạn phải cho họ biết rằng bạn đánh giá cao sự chăm chỉ của họ và cùng họ ăn mừng chiến thắng.

Sự công nhận có thể đơn giản như một lời cảm ơn trong các cuộc họp nhóm, một email chúc mừng hoặc một món quà,... Bất kỳ điều gì bạn có thể làm để nhân viên của bạn cảm thấy họ được xem trọng, được đánh giá cao.

Việc ghi nhận thành tích và nỗ lực cũng giúp thúc đẩy tinh thần và sự tự tin của nhân viên. Khi đó, họ sẽ có khả năng nỗ lực và hướng đến mục tiêu cao hơn so với những người cảm thấy không được công nhận. Là một nhà lãnh đạo khai vấn, bạn có trách nhiệm truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên đạt được tiềm năng cao nhất của họ và giúp họ thành công.

Bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo khai vấn tốt hơn?

chương trình Leader As Coach của Coach For Life

Lãnh đạo biết cách ứng dụng kỹ năng coaching đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong thế giới doanh nghiệp. Tại Google, kỹ năng coaching là kỹ năng quan trọng nhất là họ yêu cầu ở những người quản lý lãnh đạo của mình.
Nếu như bạn đang trăn trở về cách thức để nâng cao tầm ảnh hưởng của bản thân trong vai trò của quản lý lãnh đạo, bạn mong muốn giúp nhân viên và đội ngũ tối đa năng lực và tăng cường sự gắn kết đội nhóm, khoá học Leader As Coach của Coach For Life sẽ giúp bạn tìm ra lời giải.
Khoá học sẽ cung cấp những công cụ giúp các quản lý, lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn, bắt đầu từ việc thấu hiểu bản thân, tập trung năng lượng, gắn mục tiêu sự nghiệp với mục tiêu cuộc đời cho tới thấu hiểu người khác để quản lý đội nhóm, áp dụng kỹ năng coaching để nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc và quản trị nhân sự.
Khi hoàn thành chương trình, mỗi quản lý, lãnh đạo sẽ mang theo mình sự tự tin, khả năng kiểm soát cảm xúc, những kế hoạch hành động để tăng cường năng lực quản lý, phát triển tiềm năng con người cùng kỹ năng coaching hiệu quả. Tìm hiểu ngay!

bottom of page