top of page

Văn Hoá Coaching | 7 Đặc Điểm Của Văn Hoá Coaching Trong Doanh Nghiệp

Đã cập nhật: 29 thg 12, 2023

Sau đại dịch Covid, nền kinh tế có rất nhiều thay đổi. Nó đòi hỏi những quy trình mới, suy nghĩ mới, phong cách lãnh đạo mới. Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào cách mọi người quản lý lẫn nhau và làm việc cùng nhau… Nhiều tổ chức đã nhận ra lợi ích của khai vấn và đã bắt đầu triển khai văn hóa coaching trong doanh nghiệp. Vậy, văn hóa coaching trong doanh nghiệp chính xác là gì và có những đặc điểm gì?

Mục lục

https://www.coachforlife.vn/sach-trang-xay-dung-van-hoa-coaching-trong-doanh-nghiep

Văn hoá coaching là gì?

1, Định nghĩa về văn hoá coaching

Văn hoá coaching là nơi các nhà lãnh đạo và quản lý đích thực giúp mọi người phát triển, tiến bộ và thực hiện thông qua những cuộc trò chuyện hiệu quả, phản hồi trung thực dựa trên sự tin tưởng, thấu hiểu.

Văn hóa coaching là nơi một doanh nghiệp ưu tiên các mối quan hệ khai vấn và thường xuyên có các cuộc trò chuyện khai vấn hiệu quả như một cách cho phép mọi người nhận ra tiềm năng của họ và hỗ trợ sự phát triển của nhau.

Văn hóa coaching tạo điều kiện cho cả lãnh đạo và nhân viên phát huy tiềm năng
Năng suất lao động của nhân viên được cải thiện nhờ văn hóa coaching trong doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo, quản lý sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật khai vấn để tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra một môi trường hỗ trợ hiệu suất cao. Văn hóa coaching hỗ trợ và trao quyền cho nhân viên học hỏi và phát triển. Nhân viên cảm thấy an toàn, cân bằng công việc và cuộc sống, hài lòng với công việc, từ đó cải thiện năng suất, hiệu suất lao động.

2, Tại sao văn hoá coaching lại quan trọng với doanh nghiệp?

Ba vấn đề và thách thức lớn nhất Coach For Life ghi nhận được sau khảo sát có liên quan tới quản trị nhân sự trong tổ chức lần lượt là:

  • Hiệu suất nhân sự chưa cao, năng suất chưa được như mong đợi (50,49%)

  • Quản lý các cấp chưa có công cụ hữu hiệu để kết nối, quản lý nhân sự để tạo dựng môi trường làm việc cởi mở, chú trọng phát triển cá nhân song hành với sự phát triển của tổ chức (40,78%)

  • Nhân viên thiếu chủ động sáng tạo, năng lực của quản lý cấp trung chưa đáp ứng được yêu cầu (35%)

Mặc dù mới chỉ có gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát bắt đầu ứng dụng coaching như một giải pháp để giải quyết những vấn đề trên nhưng 80% trong số đó hài lòng về kết quả. Văn hoá coaching giờ đây không còn là một lựa chọn, mà là tính tất yếu của doanh nghiệp nếu tổ chức muốn tiến xa và bền vững hơn trong thế giới biến động này.

Khi một tổ chức quyết định đưa coaching trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý tài năng và văn hóa doanh nghiệp trong thế giới VUCA, công ty đó đã thể hiện rõ ràng rành mạch với nhân viên của mình cũng như những đối tượng tiềm năng rằng họ cam kết vào việc đầu tư phát triển và đào tạo liên tục cho nhân sự của mình.

Tầm quan trọng của văn hóa coaching được thể hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân sự
Văn hóa coaching thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp với nhân viên của mình

7 Đặc điểm của văn hoá coaching trong doanh nghiệp

1, Trao quyền cho nhân viên.

Trao quyền có nghĩa là cho phép nhân viên chủ động trong công việc, ra quyết định trong thẩm quyền của mình. Nhân viên sẽ là người làm chủ công việc trong phạm vi quyền hạn được cho phép.

Trong văn hoá coaching, lãnh đạo thường xuyên lắng nghe nhu cầu của nhân viên. Khi đó nhân viên cảm thấy được tôn trọng, quan tâm và tin rằng lãnh đạo ở đó, sẵn sàng trợ giúp mình. Ở một tổ chức, nhân viên được trao quyền sẽ có xu hướng tham gia nhiều hơn, gắn bó hơn với công việc của mình.

2, Đặt câu hỏi thay vì đưa ra câu trả lời

Đây là một trong những tư duy của khai vấn được áp dụng vào văn hoá coaching trong doanh nghiệp. Thay vì nhanh chóng giải quyết các vấn đề nhân viên đem tới, lãnh đạo cố gắng giúp họ tự giải quyết bằng cách đưa ra các câu hỏi mạnh mẽ, khuyến khích thúc đẩy khả năng tự suy nghĩ. Được đưa ra những ý kiến của bản thân khiến nhân viên cảm thấy tự chủ, được trao quyền và sẵn sàng cho những thay đổi để đáp ứng được công việc.

Lãnh đạo nhờ văn hóa coaching có thể trao quyền tự chủ giải quyết vấn đề cho nhân viên
Trong văn hóa coaching, các câu hỏi sẽ thúc đẩy nhân viên tự giải quyết vấn đề của họ

3, Đưa ra phản hồi liên tục

Phản hồi liên tục là một quá trình mà nhân viên nhận được ý kiến, thông tin liên tục và được hướng dẫn một cách có hệ thống thông qua các cuộc thảo luận cởi mở về công việc. Phản hồi liên tục giúp nhân viên nhận thức được những việc họ đang làm thực sự tốt.

4, Đặt sự phát triển của nhân viên lên trên lợi nhuận

Thời kỳ hậu Covid khiến nhiều công ty đối mặt với nhiều vấn đề trong đội ngũ nhân sự. Con người đang được coi là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thực hiện các giải pháp hướng đến con người thay vì lợi nhuận. Xây dựng văn hoá coaching giúp các doanh nghiệp theo đuổi được mục tiêu này.

Văn hoá coaching được triển khai đúng là cung cấp cơ hội để một người có thể học hỏi, phát triển và trở nên tốt hơn. Trong văn hoá coaching nhân viên nhận thấy mình được tin tưởng, gắn bó hơn với doanh nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy những công việc, đóng góp của họ có ý nghĩa thì sẽ có động lực làm việc, năng suất và lợi nhuận sẽ đến sau. Văn hoá coaching trong doanh nghiệp cũng hướng nhân viên đến sự cân bằng trong cuộc sống và công việc, nâng cao sức khoẻ tinh thần.

5, Mọi người thoải mái với việc đưa và nhận phản hồi.

Trong doanh nghiệp, đưa và nhận phản hồi là điều quan trọng dẫn đến thay đổi hành vi, cải thiện năng suất và đánh giá hiệu suất của các thành viên. Nhân viên và người quản lý của họ cần biết những gì họ đang làm tốt và những lĩnh vực có thể làm tốt hơn để họ biết những gì cần tiếp tục làm hoặc cần thay đổi. Trong văn hoá coaching nhấn mạnh đến việc đưa ra những phản hồi tích cực.

Phản hồi tích cực là cách đưa ra thông tin có thể tích cực, tiêu cực hoặc trung tính, nhưng nó luôn hữu ích cho người nhận. Chính sự tích cực trong khi đưa ra phản hồi giúp tạo nên môi trường mà mọi người thoải mái với việc nhận và đưa ra phản hồi.

Phản hồi tích cực là đặc điểm nổi bật của văn hóa coaching
Một điểm sáng của văn hóa coaching là cổ vũ lãnh đạo và nhân viên đưa ra những phản hồi tích cực

6, Cung cấp cơ hội để học hỏi, phát triển

Với niềm tin rằng mỗi người đều có tiềm năng cần được khai phá, văn hoá coaching tạo cho nhân viên cơ hội học tập, thay đổi bản thân. Việc học tại các doanh nghiệp hiện nay không chỉ thể hiện qua các khóa học, hội thảo mà nhân viên tham gia. Trong văn hoá coaching, để tận dụng, khai phá được hết tiềm năng của nhân viên, doanh nghiệp cần tạo ra các cơ hội học hỏi cho họ để phát triển cả về tư duy và kỹ năng.

Cơ hội học tập trong các doanh nghiệp triển khai văn hoá coaching còn đến từ việc trao quyền cho nhân viên để họ chủ động trong việc đề ra mục tiêu và cách thức thực hiện.

7, Tập trung vào việc thay đổi tư duy.

Từ định nghĩa của ICF thì “Coaching là hợp tác với khách hàng trong quá trình kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để họ phát huy tối đa tiềm năng của mình”. Như vậy coaching kích thích khách hàng thay đổi tư duy để phát huy được tối đa tiềm năng.

Tư duy của một người là tập hợp các niềm tin, giá trị và thái độ của họ về bản thân và thế giới xung quanh. Những niềm tin này định hình cách một người trải nghiệm thế giới. Thay đổi tư duy là một việc hoàn toàn có thể làm được.

Trong văn hoá coaching, để khai thác tối đa tiềm năng của mọi người cần kích thích họ thay đổi tư duy. Những cách mà coaching có thể giúp một người thay đổi tư duy

  • Thách thức niềm tin giới hạn

  • Đối mặt với nỗi sợ hãi

  • Thay đổi quan điểm

  • Thay đổi những giọng nói tiêu cực bên trong bạn

  • Sự trợ giúp đến từ những người có kỹ năng coaching.

Văn hóa là lý do hàng đầu mà các ứng viên chọn làm việc cho một công ty. Trong thời gian tới, ngày càng nhiều tổ chức sẽ nhận ra sức mạnh của việc triển khai văn hoá coaching trong doanh nghiệp. Đây là những đòi hỏi từ thế hệ lao động mới. Đã đến lúc thay đổi và có văn hóa coaching là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự thay đổi đó trong doanh nghiệp của bạn.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Coach For Life cung cấp dịch vụ Xây dựng văn hoá coaching trong doanh nghiệp” với mong muốn mang tới hiểu biết trong xây dựng và áp dụng văn hoá coaching cơ bản để giải quyết những thách thức trong quản trị nhân sự thời kỳ biến động. Tìm hiểu ngay về chương trình và nhận tư vấn miễn phí!

Đọc thêm về Văn hoá Coaching trong doanh nghiệp, những điều bạn cần biết:

Tạm kết

Văn hoá coaching giúp nhân viên học hỏi, phát triển, gắn bó, có động lực làm việc, cân bằng cuộc sống và sức khoẻ tinh thần. Và Khi một tổ chức quyết định đưa coaching trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý tài năng và văn hóa doanh nghiệp, công ty đó đã thể hiện rõ ràng rành mạch với nhân viên của mình cũng như những đối tượng tiềm năng rằng họ cam kết vào việc đầu tư phát triển và đào tạo nhân sự của mình.

bottom of page