top of page

03 Mục đích của coaching và các loại hình coaching phổ biến

Đã cập nhật: 18 thg 12, 2023

Chúng ta sống trong một thế giới chỉ thành công mới được ghi nhận. Vì vậy bạn không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân và hướng tới thành công. Coaching là cơ hội để bạn khám phá bản thân và phát triển hơn. Mục đích của coaching là nâng cao hiệu suất bằng cách giúp bạn đạt được tiềm năng tối đa trong cả công việc và cuộc sống.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu 3 mục đích của coaching và 5 loại hình coaching phổ biến để có những hiểu biết đúng đắn về khai vấn.

Mục lục

03 mục đích của coaching

1, Nâng cao tự nhận thức về bản thân

Tự nhận thức bản thân bao gồm nhận thức về các khía cạnh khác nhau của bản thân như các đặc điểm, hành vi và cảm xúc một cách khách quan.

Tự nhận thức giúp bạn hiểu bản thân và cách bạn tương tác với thế giới. Nó cũng giúp bạn dễ dàng chấp nhận bản thân. Tự nhận thức cho phép bạn nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác, tôn trọng sự khác biệt của mọi người, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Eurich (2018) chỉ ra rằng khi hiểu rõ bản thân, bạn sẽ tự tin và sáng tạo hơn. Bạn ra quyết định sáng suốt, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và giao tiếp hiệu quả hơn.

Tự nhận thức về bản thân cao giúp một nhân viên đang vật lộn với đống báo cáo dừng lại để tìm hiểu xem điều gì gây ra những rắc rối này. Họ xem xét khả năng của bản thân và ra quyết định cải thiện yếu tố gây ảnh hưởng đến công việc.

Nhà lãnh đạo có tự nhận thức cao về bản thân sẽ ra quyết định tốt hơn, mối quan hệ với nhân viên trong tổ chức được cải thiện.

Vì vậy trong Coaching, xây dựng tự nhận thức cho khách hàng là điều đầu tiên cần thực hiện. Khả năng tự đánh giá tốt hơn giúp cải thiện sự phù hợp giữa hành động và tiêu chuẩn của chúng ta, dẫn đến hiệu suất tốt hơn.

Coach sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến các vấn đề: điểm mạnh, đam mê, những giá trị muốn theo đuổi, mục tiêu và tình trạng các mối quan hệ hiện tại…Những câu hỏi “Điều gì khiến bạn như vậy?” và “Bạn sẽ làm gì để cải thiện điều này?” giúp coachee có cái nhìn rõ ràng hơn về bản thân và xác định được mình muốn trở thành một người như thế nào.

Khách hàng tìm đến coaching với mục đích muốn tăng khả năng tự nhận thức
Coaching giúp cá nhân nâng cao nhận thức thông qua các câu hỏi soi chiếu lại những vấn đề của bản thân mình

2, Xây dựng niềm tin cho bản thân

Theo từ điển tâm lý học trực tuyến thì niềm tin là tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân và tin rằng bản thân có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao.

Trang web về tâm lý học tích cực Positive Psychology chỉ ra các lợi ích của người có niềm tin cao:

  • Sức khỏe tổng thể tốt hơn.

  • Các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

  • Hiệu suất trong công việc được cải thiện.

  • Có khả năng ảnh hưởng và thuyết phục người khác

  • Có thái độ tích cực trong cuộc sống

  • Không sợ hãi và ít lo lắng hơn

  • Mức độ hạnh phúc cao hơn

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo thì tự tin là điều không thể thiếu. Nhân viên sẽ không nghe theo một nhà lãnh đạo thiếu chắc chắn về bản thân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tự tin cao hay thấp chủ yếu dựa vào nhận thức của bạn về chính mình. Vì vậy, khi đạt được mục tiêu đầu tiên là nâng cao tự nhận thức, bạn sẽ tự tin hơn.

Trong quá trình khai vấn, Coach cung cấp các công cụ và kỹ thuật để xác định điều gì khiến bạn thiếu tự tin. Coach giúp bạn xác định mục tiêu một cách thực tế và có thể đạt được. Bạn sẽ tự đưa ra giải pháp vượt qua những trở ngại dưới sự hỗ trợ của Coach.

Ngoài những công cụ và kỹ thuật thì Coach cũng phải có và thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tiềm ẩn của Coachee.

Xây dựng niềm tin vững chắc vào bản thân thông qua Coaching
Để giúp khách hàng xây dựng niềm tin vào bản thân, coach cũng cần tin tưởng vào khả năng tiềm ẩn của coachee

3, Tối đa hoá tiềm năng

Mục đích chính của Coaching là giúp khách hàng đạt được những mục tiêu cụ thể bằng cách tối đa hóa tiềm năng của họ. Những mục tiêu này có thể là sự phát triển và thay đổi trong các mối quan hệ, lối sống, sức khỏe, sự nghiệp hoặc công việc kinh doanh.

Triết lý của coaching là mỗi người đều có những tiềm năng to lớn đang chờ được khai phá. Chuyên gia khai vấn không đưa ra lời khuyên, chính khách hàng được trao quyền để tự tìm ra giải pháp cho mình.

Theo định nghĩa của từ điển Oxford, tiềm năng (potential) là có thể phát triển trong tương lai. Tiềm năng là sẵn có bên trong mỗi người, nhưng những ảnh hưởng của cuộc sống khiến bạn không nhận ra. Tối đa hóa tiềm năng là trọng tâm của mối quan hệ Coaching. Coach tối đa hóa tiềm năng của khách hàng thông qua những trao đổi kích thích tư duy, sáng tạo.

Điều gì ngăn cản bạn bộc lộ hết tiềm năng của mình? Bằng những câu hỏi mạnh mẽ, Coaching giúp khách hàng thấu hiểu bản thân, tạo ra những thay đổi từ bên trong, tin tưởng vào chính câu trả lời của mình chứ không phải phụ thuộc vào lời khuyên của người khác.

05 hình thức coaching phổ biến

Mục đích chung của tất cả các hình thức coaching là nâng cao hiệu suất và tối đa hóa tiềm năng của khách hàng. Tuy nhiên mỗi loại coaching khác nhau sẽ có thêm những mục đích khác để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Các hình thức coaching được chia làm 2 nhóm chính là Business Coach và Life Coach.

Business Coach gồm:

  • Executive Coaching (Khai vấn lãnh đạo điều hành)

  • Leadership Coach (Khai vấn lãnh đạo)

  • Sales Coach (Khai vấn bán hàng)

  • Business Management Coach (Khai vấn quản trị kinh doanh)

Life Coach gồm:

  • Career Coach (Khai vấn sự nghiệp)

  • Health & Wellbeing Coach (Khai vấn sức khỏe thể chất và tinh thần)

  • Motivational Coach (Khai vấn về động lực)

  • Relationship Coach (Khai vấn mối quan hệ)

Nhận ngay Ebook 20 ngách coach phổ biến & lộ trình phát triển nghề coach chuyên nghiệp để hiểu rõ hơn về các loại hình coach và cơ hội trở thành chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp.

Ebook 20 ngách coach phổ biến & lộ trình phát triển nghề coach chuyên nghiệp


Dưới đây là một số loại hình phổ biến nhất trong coaching.

1, Executive Coach (Khai vấn lãnh đạo điều hành)

Executive Coaching là gì? Mục đích khai vấn lãnh đạo là nâng cao tiềm năng nhân sự, cân bằng công việc & cuộc sống, phát triển đội ngũ lãnh đạo kế cận giàu tiềm năng.
Chương trình tại Executive Coaching - Khai vấn Lãnh đạo cấp điều hành tại Coach For Life được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ các quản lý, lãnh đạo trong việc:
  • Cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống

  • Tháo gỡ và tìm ra giải pháp cho những thách thức, thay đổi, vướng mắc trong công việc lãnh đạo

  • Thấu hiểu bản thân, phát triển trí tuệ cảm xúc, gia tăng sự kết nối con người và định hình phong cách lãnh đạo tỉnh thức (mindful leader)

  • Suy nghĩ tích cực và truyền cảm hứng thông qua những hành vi lãnh đạo tích cực

  • Nâng cấp kỹ năng lãnh đạo con người và phát triển đội nhóm để thích ứng với một thế giới thay đổi không ngừng.

  • Tìm hiểu thêm về Executive Coaching với Ebook: Executive Coaching - Khai vấn lãnh đạo cấp điều hành

Mục đích của executive coaching là giúp lãnh đạo điều hành phát huy tiềm năng và cân bằng công việc, cuộc sống
Coaching giúp tối đa hóa tiềm năng của lãnh đạo điều hành, từ đó họ có thể tác động tích cực lên đội nhóm và công việc của mình

2, Leadership Coach (Khai vấn lãnh đạo)

Mục đích của Leadership Coach (Khai vấn lãnh đạo) là hỗ trợ các nhà lãnh đạo nâng cao năng lực lãnh đạo, cải thiện giao tiếp và mối quan hệ với đồng nghiệp và các thành viên trong nhóm.

Một số mục tiêu của Leadership Coach (Khai vấn lãnh đạo)

  • Học cách trao quyền cho người khác

  • Cải thiện giao tiếp giữa quản lý và các thành viên trong nhóm

  • Sự trưởng thành về mặt cảm xúc của các nhà lãnh đạo

Mục đích của coaching đối với cấp lãnh đạo là gì?
Coaching không những giúp người lãnh đạo tối đa hóa tiềm năng bản thân mà qua đó còn cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống

3, Business Management Coach (Khai vấn quản trị kinh doanh)

Mục đích của Business Management Coach là giúp chủ doanh nghiệp phát triển khả năng quản trị kinh doanh của mình. Chuyên gia khai vấn sẽ giúp họ nâng cao sự tự tin, cải thiện phong cách giao tiếp với nhân viên, khách hàng và nhà cung ứng và các kỹ năng khác như: quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức…

4, Career Coach (Khai vấn sự nghiệp)

Mục đích của career coach giúp khách hàng đạt được những thăng tiến trong công việc hoặc đạt được những thay đổi trong công việc.

Để đạt được mục đích trên career coach cần giúp khách hàng:

  • Xác định các điểm mạnh, tài năng và mục tiêu khách hàng muốn hướng đến.

  • Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng vượt qua những khó khăn trong môi trường làm việc.

  • Giúp khách hàng đưa ra các quyết định đúng đắn.

Coach For Life có chương trình hỗ trợ nhân viên EAP nhằm giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề cá nhân hoặc những vấn đề liên quan tới công việc mà có thể ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.

5, Relationship Coach (Khai vấn mối quan hệ)

Mục đích của relationship coach (Khai vấn mối quan hệ) giúp khách hàng phát triển các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp.

Để đạt được mục đích của mình relationship coach cần

  • Xác định rõ các vấn đề rắc rối trong mối quan hệ hiện tại của khách hàng.

  • Giúp khách hàng tìm ra được các vấn đề như sợ hãi, tự ti hoặc tức giận.

  • Nâng cao sự tự tin của khách hàng để nhận biết những người không phù hợp với họ.

  • Tìm kiếm các cách để thiết lập ranh giới cá nhân.

Tạm kết

Khai vấn giúp mọi người khai phá nguồn lực bên trong mình và tạo ra những chuyển đổi bền vững. Để nâng cao hiệu suất, tối đa hóa tiềm năng của bản thân và tổ chức, Coach For Life có các Chương trình Coaching cho Lãnh đạo, Chương trình Coaching cho Tổ chứcNhân viên.


Tài liệu tham khảo:

  1. What Is Self-Awareness and Why Is It Important? - positivepsychology.com - Link

  2. 12 Tips For Building Self-Confidence and Self-Belief - positivepsychology.com - Link

  3. Ebook “20 ngách coach phổ biến & lộ trình phát triển nghề coach chuyên nghiệp” của Coach For Life - Link


bottom of page